| Hotline: 0983.970.780

Thu hoạch 4.000 ha lúa bị ngã đổ trước bão số 8

Thứ Tư 13/10/2021 , 02:11 (GMT+7)

Hải Phòng Hàng nghìn lao động nông thôn cùng với lực lượng vũ trang được huy động xuống đồng hỗ trợ nông dân thu hoạch 4.000 ha lúa bị ngã đổ trước bão số 8.

Ngày 12/10, tại các địa phương có diện tích lúc bị ngã đổ do bão số 7, chính quyền địa phương đã phối hợp với lực lượng vũ trang giúp người dân khắc phục hậu quả, đồng thời thu hoạch lúa, trước bão số 8.

Ngày 12/10, tại các địa phương có diện tích lúc bị ngã đổ do bão số 7, chính quyền địa phương đã phối hợp với lực lượng vũ trang giúp người dân khắc phục hậu quả, đồng thời thu hoạch lúa, trước bão số 8.

Tại huyện Kiến Thụy, hơn 2.000 ha lúa mùa đã đến kỳ thu hoạch, các đơn vị lực lượng vũ trang gồm: Trạm Rađa 46, Bộ đội biên phòng, Ban chỉ huy quân sự huyện và Công an huyện Kiến Thụy được UBND huyện Kiến Thụy đã hỗ trợ người dân thu hoạch lúa mùa trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Tại huyện Kiến Thụy, hơn 2.000 ha lúa mùa đã đến kỳ thu hoạch, các đơn vị lực lượng vũ trang gồm: Trạm Rađa 46, Bộ đội biên phòng, Ban chỉ huy quân sự huyện và Công an huyện Kiến Thụy được UBND huyện Kiến Thụy đã hỗ trợ người dân thu hoạch lúa mùa trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Trong sáng 12/10, có 20 chiến sĩ công an và 20 chiến sĩ bộ đội đã về giúp người dân xã Ngũ Phúc thu hoạch lúa, còn tại xã Đoàn Xá, lực lượng biên phòng cũng đã có buổi gặt lúa giúp bà con buổi đầu tiên.

Trong sáng 12/10, có 20 chiến sĩ công an và 20 chiến sĩ bộ đội đã về giúp người dân xã Ngũ Phúc thu hoạch lúa, còn tại xã Đoàn Xá, lực lượng biên phòng cũng đã có buổi gặt lúa giúp bà con buổi đầu tiên.

Ghi nhận của Báo NNVN, hầu như lúa ở các địa phương đều bị ảnh hưởng do bão số 7, nặng thì ngã đổ, nhẹ thì táp lá. Cơ giới hóa được huy động, tiếng máy gặt, máy tuốt lúa và nông dân ới nhau gặt lúa chạy bão huyên náo khắp các cánh đồng.

Ghi nhận của Báo NNVN, hầu như lúa ở các địa phương đều bị ảnh hưởng do bão số 7, nặng thì ngã đổ, nhẹ thì táp lá. Cơ giới hóa được huy động, tiếng máy gặt, máy tuốt lúa và nông dân ới nhau gặt lúa chạy bão huyên náo khắp các cánh đồng.

Tuy nhiên, thay vì không khí vui vẻ, phấn khởi vì vụ mùa bội thu thì đó lại là những ánh mắt buồn u ám, những tiếng thở dài và những cái lắc đầu ngao ngán của nông dân khi nhìn đám ruộng sắp thu hoạch nằm la liệt trong nước.

Tuy nhiên, thay vì không khí vui vẻ, phấn khởi vì vụ mùa bội thu thì đó lại là những ánh mắt buồn u ám, những tiếng thở dài và những cái lắc đầu ngao ngán của nông dân khi nhìn đám ruộng sắp thu hoạch nằm la liệt trong nước.

Chị Đoàn Thị Hoa, thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy buồn bã buộc từng cụm những cây lúa sắp đến ngày thu hoạch nhưng đã bị đổ rạp và ngập trong nước với hy vọng 'vớt vát được chừng nào hay chừng đó'.

Chị Đoàn Thị Hoa, thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy buồn bã buộc từng cụm những cây lúa sắp đến ngày thu hoạch nhưng đã bị đổ rạp và ngập trong nước với hy vọng "vớt vát được chừng nào hay chừng đó".

'Nhà tôi cấy giống lúa mới, năm nay tưởng được mùa nhưng không ngờ bị đổ hết rồi, 2 hôm nay tôi buộc lúa rát hết tay nhưng chắc chẳng vớt vát được gì', cho Hoa thất thần.

“Nhà tôi cấy giống lúa mới, năm nay tưởng được mùa nhưng không ngờ bị đổ hết rồi, 2 hôm nay tôi buộc lúa rát hết tay nhưng chắc chẳng vớt vát được gì”, cho Hoa thất thần.

Tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão,… việc huy động nhân lực cũng được thực hiện khẩn trương để giúp nông dân nhanh chóng đưa lúa về nhà trước khi bão số 8 sắp đổ bộ.

Tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão,… việc huy động nhân lực cũng được thực hiện khẩn trương để giúp nông dân nhanh chóng đưa lúa về nhà trước khi bão số 8 sắp đổ bộ.

Riêng tại huyện Vĩnh Bảo, có hơn 3.000 ha lúa bị ngã đổ, do địa phương này cấy sớm nên đại đa số diện tích lúa bị đổ đã đến kỳ thu hoạch, ngay trong 12/10, khoảng 2.000 ha lúa đã được người dân thu hoạch bằng máy.

Riêng tại huyện Vĩnh Bảo, có hơn 3.000 ha lúa bị ngã đổ, do địa phương này cấy sớm nên đại đa số diện tích lúa bị đổ đã đến kỳ thu hoạch, ngay trong 12/10, khoảng 2.000 ha lúa đã được người dân thu hoạch bằng máy.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, tổng diện tích lúa bị đổ do bão số 7 là 4.124,8 ha, diện tích rau màu bị đổ, táp nát là 156,2 ha, còn diện tích cây hoa bị đổ, táp lá là 0,5 ha.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, tổng diện tích lúa bị đổ do bão số 7 là 4.124,8 ha, diện tích rau màu bị đổ, táp nát là 156,2 ha, còn diện tích cây hoa bị đổ, táp lá là 0,5 ha.

Sau khi bão đi qua, nông dân các địa phương đang tranh thủ thời tiết nắng ráo triển khai thực hiện các biệp pháp khắc phục ảnh hưởng của mưa bão như: dựng lúa bị đổ, tiêu thoát nước trên ruộng lúa và hoa màu.

Sau khi bão đi qua, nông dân các địa phương đang tranh thủ thời tiết nắng ráo triển khai thực hiện các biệp pháp khắc phục ảnh hưởng của mưa bão như: dựng lúa bị đổ, tiêu thoát nước trên ruộng lúa và hoa màu.

Ngày 12/10, diện tích lúa đổ đã được buộc dựng là 1.331 ha, với diện tích lúa đến kỳ thu hoạch, trong ngày các địa phương đã đã tiến hành thu hoạch được 2.580 ha. Trong những ngày tới, các địa phương tại Hải Phòng sẽ huy động máy gặt và nhân lực để khẩn trương thu hoạch lúa, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai trước cơn bão số 8 sắp đổ bộ.

Ngày 12/10, diện tích lúa đổ đã được buộc dựng là 1.331 ha, với diện tích lúa đến kỳ thu hoạch, trong ngày các địa phương đã đã tiến hành thu hoạch được 2.580 ha. Trong những ngày tới, các địa phương tại Hải Phòng sẽ huy động máy gặt và nhân lực để khẩn trương thu hoạch lúa, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai trước cơn bão số 8 sắp đổ bộ.

Clip người dân Hải Phòng tập trung thu hoạch lúa bị ngã đổ do ảnh hưởng bão số 7.

Xem thêm
Một hợp tác xã có 45ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu

Một hợp tác xã có 45ha hồ tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Thu tiền tỷ từ nuôi cá Koi Việt Nam. Tre Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa. Đậu phộng tăng giá 6.000 đồng/kg.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

400 người dập tắt hai vụ cháy rừng ở núi dốc cao

UBND huyện Tri Tôn (An Giang) thông tin, sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy của gần 400 người, vụ cháy rừng tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô, thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn đã được khống chế.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm