| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: 'Nước hữu hạn nên cần hành động tương xứng'

Thứ Ba 09/04/2024 , 13:41 (GMT+7)

Cà Mau 'Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu' là chủ đề cho Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ 3 từ trái sang) trao máy lọc nước cho người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ 3 từ trái sang) trao máy lọc nước cho người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Việt Nam là một quốc gia thiếu nước hay thừa nước?

Sáng 9/4, tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn, xã Khánh An, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau phát động Tuần lễ Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998 và được các ban, ngành Trung ương, địa phương và nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng. 

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, có thể khẳng định, Việt Nam là một quốc gia thiếu nước. Như vậy, phải thống nhất hành động và nhận thức chúng ta không phải là quốc gia thừa nước. Nước là hữu hạn nên phải có hành động tương xứng.

Cuối năm 2023, có 96% trường học, trạm y tế trên cả nước có công trình cấp nước và vệ sinh. Ảnh: Trọng Linh.

Cuối năm 2023, có 96% trường học, trạm y tế trên cả nước có công trình cấp nước và vệ sinh. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, đến hết năm 2023, tỉ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh khoảng 92%. Trong đó tỉ lệ sử dụng nước đạt quy chuẩn là 57%; hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu 94% (trong đó có 80% có nhà tiêu hợp vệ sinh); 96% trường học, trạm y tế có công trình cấp nước và vệ sinh. Riêng tại tỉnh Cà Mau đã có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm nay, Bộ NN-PTNT chọn chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu” với mục đích nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia của người dân, hộ gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy thực hiện cấp nước an toàn, bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước.

Đồng thời, chủ động triển khai các giải pháp cấp nước, thu, trữ nước an toàn để đảm bảo đủ nước sạch cho người dân, nhất là những khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường và thực hành tốt vệ sinh cá nhân, hướng tới bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo mục tiêu phát triển bền

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các cấp ủy chính quyền đầu tư, hành động cụ thể nhằm hướng tới đảm bảo mục tiêu tối thiểu đã cam kết thực hiện trong chương trình trình SGR của Liên hợp quốc. Đó là, mọi người dân đặc biệt là người dân nông thôn được tiếp cận bình đẳng và công bằng về nước sạch và môi trường, không để bất kỳ trẻ em nào ở nông thôn không có nhà vệ sinh.

Bộ NN-PTNT đề nghị các hộ dân chủ động tích trữ nước an toàn để đảm bảo đủ nước sạch. Ảnh: Trọng Linh.

Bộ NN-PTNT đề nghị các hộ dân chủ động tích trữ nước an toàn để đảm bảo đủ nước sạch. Ảnh: Trọng Linh.

Trong đó, Trung ương và địa phương xác định đầu tư bằng các giải pháp công trình cụ thể. Nơi nào cần nới đường ống, nâng cao nhà máy nước sạch, nơi nào có thể cấp nước sạch tập trung thì cấp nước sạch tập trung. Đảm bảo 18.000 công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động một cách đầy đủ, hiệu quả (hiện nay, còn khoảng 30% trong tổng số 18.000 công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động chưa hiệu quả).

“Với những hộ gia đình không cấp được nước sạch, cần có giải pháp cấp nước không tập trung bằng bể nước. Ví dụ, mỗi hộ gia đình ở ĐBSCL có tối thiểu 4 khối nước để sử dụng ít nhất trong 2 - 3 tháng cực hạn. Rất mong bà con có nhận thức đầy đủ và cùng đầu tư với nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả công trình”, Thứ trưởng Hiệp nói.

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện cơ chế chính sách phù hợp, đảm bảo nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Trong đó, vấn đề tính toán giá cả hợp lý, xã hội hóa để tư nhân đầu tư nhiều hơn lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ tại lễ phát động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường 2024. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ tại lễ phát động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường 2024. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay, tỉnh Cà Mau có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, 5% hộ dân còn rất khó khăn về nước sạch sinh hoạt. Như nhiều địa phương khác, Cà Mau có hơn 40% hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nước chưa hợp chuẩn quy định.

Tỉnh Cà Mau vẫn còn 5% hộ dân còn gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau vẫn còn 5% hộ dân còn gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt. Ảnh: Trọng Linh.

Hàng năm năm, Bộ NN-PTNT phát động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường. “Đây là dịp để nhìn lại những việc đã làm tốt, những việc còn hạn chế trong công tác đảm bảo nước sạch vệ sinh môi trường trong thời gian qua, để mỗi người chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường sống của chính mình”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (thứ 3 từ phải sang) tặng bồn nước cho các hộ dân tại huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (thứ 3 từ phải sang) tặng bồn nước cho các hộ dân tại huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Dịp này, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF hỗ trợ 50 bình lọc và 10 bồn chứa nước Tân Á Đại Thành cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiếu nước và xâm nhập mặn để bà con sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ người dân tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện cụ Bầm tháo dỡ bàn thờ tổ tiên phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

'Mình hết lòng vì Tổ quốc thì tổ tiên sẽ ủng hộ, phù hộ chứ các cụ có làm gì ảnh hưởng đến con cháu đâu mà sợ', chị Nhàn thuật lại lời kể.