| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Hà Nội, TP.HCM có thể giãn cách xã hội một số nơi có dịch

Thứ Hai 08/02/2021 , 17:31 (GMT+7)

Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Y tế áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại một số nơi, địa điểm có dịch ở Hà Nội và TP.HCM.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19. Ảnh: Quang Hiếu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19. Ảnh: Quang Hiếu.

Tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 với các tỉnh thành chiều 8/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lo ngại khi phát hiện ra ổ dịch mới tại nhiều quận ở TP.HCM. Đây là mối lo ngại tiếp theo cùng với những nơi khác chưa được dập dịch tại các tỉnh thành khác. Thủ tướng cho rằng, sự lây nhiễm trong cộng đồng tại TP.HCM hiện nay là rất cao.

"Theo đề nghị của Bộ Y tế, nếu xét nghiệm trên diện rộng chắc chắn sẽ phát hiện thêm nhiều trường hợp tại TP.HCM. Tình hình hết sức xấu, rất nghiêm trọng, đặc biệt các ổ dịch ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội", Thủ tướng nói. 

Thủ tướng yêu cầu hệ thống y tế, hệ thống chính phủ, cấp ủy, chính quyền thành phố vào cuộc quyết liệt, đặc biệt cộng đồng nhân dân hưởng ứng thực hiện chủ trương 5K của ngành Y tế.

Trước tiên, phải thực hiện đeo khẩu trang ở mọi người dân, mọi địa phương, nhất là những nơi có đông người qua lại, những nơi có dịch. Các lễ hội, tiệc ăn mừng, đám tang, lễ hội tôn giáo, hạn chế tối đa người tham dự.

Thủ tướng cũng hoan nghênh TP.HCM, Hà Nội đã dừng việc bắn pháo hoa để kịp thời ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Ông cũng yêu cầu các địa phương không chỉ vận động người dân thực hiện nghiêm 5K mà còn xử lý nghiêm nếu vi phạm. 

"Đồng ý về việc xét nghiệm trên diện rộng của Bộ Y tế những khu vực dễ lây nhiễm, nguy cơ cao. Tiếp tục truy vết, xử lý nhanh ổ dịch. Tất cả các địa phương, đặc biệt ngành y tế tham mưu đề xuất nguồn lực kể cả cơ sở y tế, lương thực thực phẩm, bệnh viện dã chiến… để đề phòng tình huống xấu xảy ra.

Các tỉnh như Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Hải Phòng... tiếp tục thực hiện các biện pháp theo chỉ đạo. Riêng TP.HCM (có 7 vùng lây nhiễm là chủng mới chưa phát hiện) và Hà Nội đều có phương án xử lý riêng với cách làm phù hợp như thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 giãn cách xã hội từng khu vực nếu thấy cần thiết.

Đồng ý với Bộ Y tế về việc giãn cách xã hội một số khu vực, địa điểm, địa bàn có ca lây nhiễm theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, TP.HCM là địa phương có mật độ dân cư cao, nếu chần chừ không giãn cách xã hội sớm sẽ mất khả năng kiểm soát. 

Theo Bộ Y tế, đối với ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đã tiến hành xét nghiệm toàn bộ 7.300 nhân viên sân bay và đã phát hiện bệnh nhân 1979 đầu tiên và 4 trường hợp dương tính (BN2002-BN2005) được ghi nhận sáng 8/2. Tiếp tục điều tra mở rộng các trường hợp tiếp xúc gần và xác định nguồn lây nhiễm, đã ghi nhận thêm 24 trường hợp dương tính mới, nhiều khả năng đã lây lan trong cộng đồng từ trước..

Trước diễn biến dịch phức tạp tại ổ dịch khu bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiến nghị, TP.HCM cần tăng tốc truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, khẩn trương thực hiện khoanh vùng nhanh, lấy mẫu triệt để trên diện rộng các trường hợp có liên quan đến trường hợp mắc bệnh tại nơi làm việc, khu vực sinh sống, xác định các trường hợp nhân viên bốc dỡ hàng hóa tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và thành viên gia đình của các nhân viên là các trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh.

Xác định các khu vực nguy cơ lây lan dịch bệnh cao để áp dụng các biện pháp hạn chế tập trung đông người (Chỉ thị 15) hoặc giãn cách xã hội (Chỉ thị 16) theo phạm vi phù hợp.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm