| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng: Không phải tất cả các khu vực đều giãn cách xã hội

Chủ Nhật 02/08/2020 , 18:17 (GMT+7)

Thủ tướng đưa ra nhận định về phương án giãn cách xã hội ở các địa phương trong cuộc họp trực tuyến toàn quốc để phòng chống Covid-19 chiều 2/8.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rực tuyến với các các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về phòng chống Covid-19 của Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rực tuyến với các các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về phòng chống Covid-19 của Thường trực Chính phủ. Ảnh: VGP.

Chiều 2/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ họp trực tuyến với các các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về phòng chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tham dự đông đủ, thể hiện sự quan tâm, sự “đồng thanh nhất trí” về quyết tâm chống dịch Covid-19 trong giai đoạn 2 sau khi có ca nhiễm đầu tiên ở Đà Nẵng ngày 24/7. Những ngày gần đây, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ ở Đà Nẵng, Quảng Nam mà còn ở TP.HCM, Hà Nội…

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần kiên quyết khoanh vùng dập dịch và giãn cách xã hội ở khu vực có dịch trong cộng đồng cũng như chúng ta phải thực hiện được mục tiêu kép trong lúc toàn cầu gặp khó khăn.

Đánh giá cao TP.HCM và Hà Nội đều kiên quyết xét nghiệm trên diện rộng, truy vết bằng công nghệ thông tin, đã kiểm soát cơ bản tình hình, Thủ tướng đặt vấn đề giãn cách xã hội sẽ được đặt ra đến đâu, như thế nào chứ không phải tất cả các khu vực đều giãn cách xã hội.

Theo Thủ tướng, những phương thức nào chúng ta đã làm cần tiếp tục làm tốt hơn như vận động nhân dân rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, truy vết, xét nghiệm mở rộng…

Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. "Một số ý kiến cho rằng cần dừng hẳn thi thì có đúng không trong lúc chúng ta chỉ có mấy tỉnh giãn cách xã hội, chúng ta có tổ chức kỳ thi thành mấy lần hay không", Thủ tướng nói.

Một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng không để đổ gãy kinh tế, điều này đòi hỏi chỉ đạo thật tốt để nhân dân ủng hộ, chỉ có nhân dân ủng hộ thì mới thành công.

Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp (tính đến 18h ngày 1/8), sau khi dịch bệnh quay lại tại Đà Nẵng từ ngày 24/7, số trường hợp mắc gia tăng và lây nhiễm rất nhanh trong cộng đồng. Trong vòng 10 ngày tính từ 24/7 đến nay, đã ghi nhận 144 trường hợp mắc và 3 trường hợp tử vong. Riêng trong ngày 31/7/2020, số trường hợp mắc đạt mức kỷ lục từ đầu vụ dịch với 82 trường hợp mắc, trong đó có 56 trương hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Do dịch bệnh tại Đà Nẵng có khả năng xuất hiện từ đầu tháng 7 và đã qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm với 2 thời điểm có thể gây bùng phát dịch là từ 5- 8/7/2020 và từ 16-20/7/2020. Tại Đà Nẵng, có khả năng có nhiều nguồn lẫy nhiễm khác nhau và còn nhiều trường hợp mắc bệnh khác hiện đang ở ngoài cộng đồng, đồng thời việc truy vết F0 đầu tiên là rất khó khăn.

Các trường hợp bệnh được ghi nhận trong cộng đồng tới thời điểm hiện tại hầu hết đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại các bệnh viện của TP Đà Nẵng với 138/144 trường hợp, là bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế và các trường hợp có tiếp xúc gần với các trường hợp nói trên.

Thời gian qua là cao điểm của mùa du lịch và có rất nhiều hành khách từ các địa phương đã đi/đến Đà Nẵng. Có khoảng 1,4 triệu người đã đến Thành phố Đà Nắng từ 1-29/7/2020, trong đó có khoảng 800.000 người có đi đến khu vực 3 bệnh viện tại Thành phố (khoảng 46.000 trường hợp đến khám; chữa bệnh tại 3 bệnh viện).

Các trường hợp đến Đà Nẵng từ tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất từ Hà Nội và TP.HCM. Do vậy, nguy cơ xuất hiện các trường hợp mắc tại các địa phương khác là rất cao, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng bộ hệ thống thủy lợi là 'chìa khóa' bảo vệ ĐBSCL

ĐBSCL Các công trình thủy lợi ở ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát, ngăn mặn và đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.