| Hotline: 0983.970.780

Thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá từ cuối năm ngoái đến nay

Thứ Bảy 30/01/2021 , 16:27 (GMT+7)

Giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ tháng 11 năm 2020 đến nay do giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng mạnh.

Thức ăn chăn nuôi đã 3-4 lần tăng giá từ tháng 11/2020 đến nay. Ảnh: Thanh Sơn.

Thức ăn chăn nuôi đã 3-4 lần tăng giá từ tháng 11/2020 đến nay. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành thức ăn chăn nuôi, giá hầu hết các loại nguyên liệu TĂCN đã tăng từ những tháng cuối của năm ngoái đến nay, trong đó có nhiều loại tăng mạnh.

Chẳng hạn, giá bã đậu nành trước đây khoảng 9.000 đồng/kg, đến đầu tuần này đã lên tới 14.2000 đồng/kg. Giá bắp hiện khoảng 7.400-7.500 đồng/kg, tăng tới 1.700-1.800 đồng/kg so với thời điểm này của năm 2020. Giá bã rượu khô (sản phẩm phụ từ quá trình chiết xuất ethanol từ ngũ cố lên men) hiện ở mức 8.400 đồng/kg, là mức giá chưa từng thấy trong 20 năm qua …

Giá các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN tăng cao, trước hết là do ảnh hưởng của Covid-19 tác động lớn tới logistics toàn cầu, khiến cho cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa tăng mạnh, trong đó có nguyên liệu TĂCN. Một số loại nguyên liệu TĂCN vốn được vận chuyển bằng container như phụ gia, premix … cũng đang bị tác động không nhỏ bởi tình trạng thiếu trầm trọng container rỗng trên toàn cầu.

Một nguyên nhân rất quan trọng khác là thời tiết không thuận lợi ở nhiều quốc gia sản sản xuất và xuất khẩu chủ lực các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN như ngô, đậu tương …

Trong một báo cáo gần đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã điều chỉnh lại năng suất ngô năm 2020 của nước này xuống 10,794 tấn/ha (giảm 0,23 tấn/ha). Qua đó, kéo sản lượng vụ mùa năm 2020 xuống còn 360,25 triệu tấn. Kết hợp với việc giảm 1,93 triệu tấn ngô trong kho dự trữ đầu niên vụ, tổng nguồn cung ngô của Mỹ cho niên vụ 2020/21 đã giảm còn 10,16 triệu tấn.

USDA đã cắt giảm dự báo sản lượng ngô 2020/21 của Argentina xuống còn 47,5 triệu tấn (giảm 1,5 triệu tấn so với dự báo trước đó), do hạn hán đã ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp của quốc gia này. Tương tự, ước tính vụ ngô năm 2020 của Brazil đã giảm 1 triệu tấn xuống còn 109 triệu tấn. Việc cắt giảm dựa trên kỳ vọng năng suất thấp hơn đối với ngô vụ đầu tiên của Brazil, đặc biệt là ở phần phía nam nước này. 

Sự can thiệp của Chính phủ một số quốc gia cũng tác động ít nhiều tới thị trường nguyên liệu TĂCN. Vào cuối tháng 12/2020, trong nỗ lực để kiểm soát giá lương thực nội địa tăng cao do suy thoái kinh tế kéo dài và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Chính phủ Argentina (nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới) đã công bố lệnh tạm dừng xuất khẩu ngô trong tháng 1 và tháng 2/2020.

Sau đó, trước phản ứng mạnh mẽ của nông dân, Bộ Nông nghiệp Argentina đã quyết định dỡ bỏ lệnh dừng xuất khẩu ngô, tuy nhiên, xuất khẩu ngô tại nước này vẫn sẽ bị hạn chế ở mức 30.000 tấn/ngày. Do nông dân vẫn tiếp tục phản đối, nên cuối cùng, Chính phủ Argentina đã quyết định dỡ bỏ cả lệnh hạn chế xuất khẩu nói trên vào quãng giữa tháng 1/2021.

Dù xuất khẩu ngô của Argentina đã trở lại bình thường, nhưng những động thái vừa qua của chính phủ nước này, cũng đã làm xáo trộn ít nhiều tới thị trường ngô thế giới. Không những thế, cuộc đình công trong lĩnh vực vận tải kéo dài ở Argentina hồi cuối năm 2020, cũng làm chậm đáng kể lịch trình của một số chuyến tàu chở nguyên liệu TĂCN về Việt Nam.

Giá nhiều loại nguyên liệu TĂCN nội địa như sắn lát, cám gạo … cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Do khan hiếm ngô, Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua sắn lát của Việt Nam phục vụ cho sản xuất Ethanol, đang đẩy giá sắn lát ở Việt Nam tăng mạnh và nhiều khả năng sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện giá ngô Trung Quốc tăng tại một số tỉnh và cảng do điều kiện thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến tiến độ sấy ngô vụ mới và cản trở việc vận chuyển ngô, khiến nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó tiêu thụ cồn tại Trung Quốc trong dịp Lễ Tết tăng cao sẽ thúc đẩy xuất khẩu sắn lát Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt do được hậu thuẫn bởi yếu tố cầu tăng cao và nguồn cung hạn hẹp.

Nhu cầu TĂCN tăng ở khu vực châu Á, nhất là Trung Quốc, do nhiều nước khôi phục chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn châu Phi, cũng góp phần làm tăng giá các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN trên toàn cầu. Trong năm 2020, giá ngô ở Trung Quốc lên cao gấp đôi so với giá ngô ở Mỹ. Giá ngô bình quân nhập khẩu về Hàn Quốc trong nửa đầu năm nay đã cao hơn 15% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Do các loại nguyên liệu sản xuất TĂCN đều đã tăng mạnh, nên từ cuối năm 2020 đến nay, các nhà máy sản xuất TĂCN ở Việt Nam đã phải điều chỉnh tăng giá TĂCN tới 3-4 lần. 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm