| Hotline: 0983.970.780

Tiềm năng trao đổi sản phẩm OCOP Việt Nam - OTOP Thái Lan

Thứ Sáu 23/02/2024 , 16:01 (GMT+7)

Ngày 22/2, Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm việc với Cục phát triển Cộng đồng (Bộ Nội vụ Thái Lan) về khả năng phối hợp đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ NN-PTNT và Cục phát triển Cộng đồng, Bộ Nội vụ Thái Lan.

Buổi làm việc giữa đoàn công tác Bộ NN-PTNT và Cục phát triển Cộng đồng, Bộ Nội vụ Thái Lan.

Cũng giống Việt Nam, chương trình OTOP Thái Lan áp dụng khái niệm OVOP của Nhật Bản nhằm phát triển cơ sở kinh tế, cải thiện mức sống nhân dân và củng cố văn hóa cộng đồng. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, Thái Lan mong muốn hợp tác với Việt Nam để hai nước cùng thúc đẩy thương mại nông sản địa phương.

Ông Chayachai Seangin, Phó Cục trưởng Cục Phát triển cộng đồng (Bộ Nội vụ Thái Lan) chia sẻ tầm nhìn về đẩy mạnh phát triển kinh tế đủ đầy thông qua chương trình OTOP (One Tambon One Product, mỗi làng một sản phẩm). 

Chiến lược OTOP sử dụng kiến thức, lao động và nguồn lực địa phương để sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc biệt không gây hại cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Qua đó, thiết lập mạng lưới mạnh mẽ của các nhóm nghề nghiệp, tăng cường sự tham gia giữa các cơ quan Chính phủ Thái Lan và chính quyền địa phương.

Kể từ khi chương trình được khởi xướng vào năm 2001, đến nay, Thái Lan ghi nhận 211.624 sản phẩm OTOP, với gần 4.000 sản phẩm 5 sao, cùng sự tham gia của 94.181 chủ thể, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị nông sản.

Khu chợ chuyên bán sản phẩm OTOP tại Patong, Thái Lan.

Khu chợ chuyên bán sản phẩm OTOP tại Patong, Thái Lan.

Đặc biệt, phong trào OTOP không chỉ phát triển thương mại nông sản nội địa Thái Lan và xuất khẩu, mà còn trọng tâm bảo tồn kiến thức bản địa. Thái Lan đã thành lập 7 Học viện OTOP (trực thuộc Viện Dân trí và Kiến thức bản địa) với đội ngũ cán bộ hơn 6.000 người tham gia hỗ trợ phát triển các sản phẩm.

Phó Cục trưởng Seangin trao đổi: “Ví dụ, để phát triển kinh tế cộng đồng, chúng tôi khuyến khích công chức Thái Lan, những người làm văn phòng mặc đồ dệt may từ các làng có sản phẩm OTOP. Ngược lại, những làng có sản phẩm OTOP sẽ được Chính phủ Thái Lan hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu, lên định hướng truyền thông, đào tạo kiến thức cộng đồng… Trên hết, chúng tôi mong muốn vùng nông thôn cả nước phát triển bền vững, giữ vững truyền thống làng nghề không bị mai một”.

Theo đó, đại diện Cục phát triển Cộng đồng nhận định điểm chung giữa chương trình OTOP Thái Lan và OCOP Việt Nam. Cả hai nước đều đặt mục tiêu đưa nông sản địa phương có chất lượng cao để xuất khẩu ra quốc tế, trước tiên là thị trường Đông Nam Á.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đồng tình và bày tỏ: “Con đường phía trước của hai nước có nhiều lối đi chung, đặc biệt trong định hướng kết nối du lịch cộng đồng. Thái Lan cũng khuyến khích khách du lịch mua sản phẩm OTOP của địa phương; thúc đẩy phát triển mô hình homestay, thu hút khách du lịch về bản làng, hiểu thêm về nguồn gốc đặc sản”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp ảnh kỷ niệm cùng Phó Cục trưởng Cục Phát triển cộng đồng Chayachai Seangin.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chụp ảnh kỷ niệm cùng Phó Cục trưởng Cục Phát triển cộng đồng Chayachai Seangin.

Theo đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhận định chương trình OTOP Thái Lan rất đáng để Việt Nam học hỏi. Điển hình, kinh tế trải nghiệm được đẩy mạnh thông qua các hoạt động nếm thử sản phẩm OTOP; ký hợp đồng với hãng hàng không Thái Lan, phục vụ khách đi máy bay; tổ chức triển lãm 3 lần/năm; khuyến khích thương mại điện tử trên các nền tảng Shopee, Lazada…

“Chúng tôi mong muốn sớm tổ chức đoàn cán bộ, chuyên gia Việt Nam sang nước bạn tham quan học tập. Hai nước cũng có thể phối hợp tổ chức triển lãm, đưa sản phẩm OTOP Thái Lan sang Việt Nam trưng bày, quảng bá và ngược lại. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của Thái Lan về quản lý hơn 200.000 sản phẩm là rất đáng kể, nếu trao đổi sẽ giúp Việt Nam nâng tầm hệ thống”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Central Group.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Central Group.

Cũng trong ngày 22/2, đoàn công tác Bộ NN-PTNT cùng các doanh nghiệp Việt Nam đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Central Group và Central Retail Việt Nam.

Tại buổi làm việc, bà Jariya Chirathivat, Phó Chủ tịch Điều hành Phát triển Kinh doanh, Tập đoàn Central Group và Đại diện pháp lý của Central Retail Việt Nam, chia sẻ thêm về tăng cường hợp tác OTOP Thái Lan và OCOP Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp.

“Ngay từ đầu những năm 2000, chúng tôi đã đồng hành cùng Chính phủ Thái Lan triển khai chương trình OTOP. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, Central Group đã nâng tầm sản phẩm OCOP lên tầm cao mới qua sáng kiến Good Goods, tức là sản phẩm tốt và ngày càng tốt hơn. Với dự án Good Goods này, chúng tôi hợp tác với  cộng đồng để xây dựng các sản phẩm chất lượng cao gấp 3-4 lần so với sản phẩm thông thường”, bà Jariya Chirathivat cho biết.

Sau chuyến tham quan, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ sự lạc quan về tiềm năng tăng cường mối quan hệ hợp tác nông nghiệp Việt Nam và Thái Lan.

Nông nghiệp Thái Lan được phát triển dựa trên triết lý kinh tế đủ đầy, trọng tâm là những giải pháp hữu hiệu, mang lại lợi ích cho người nông dân, đặc biệt là nông hộ nhỏ. Hoàng gia và Chính phủ Thái Lan lấy người nông dân làm gốc, nhấn mạnh quốc gia là "đủ đầy" khi đại đa số người dân, từng vùng lãnh thổ có khả năng tự sản xuất, tự tiêu thụ. Triết lý này được triển khai toàn diện trên ba cấp độ: hộ nông dân, làng và xã.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm