| Hotline: 0983.970.780

Tiếp sức nông dân đưa trái cây vươn tầm quốc tế

Thứ Tư 25/09/2024 , 11:23 (GMT+7)

An Giang Ngành hàng trái cây An Giang đang hoàn thiện về nguồn nguyên liệu đủ về số lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, diện tích cây ăn trái trên địa bàn An Giang khoảng 20.00ha, với tổng sản lượng cả năm hơn 350.000 tấn và đã được Bộ NN-PTNT cấp 446 mã số vùng trồng xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, diện tích cây ăn trái trên địa bàn An Giang khoảng 20.00ha, với tổng sản lượng cả năm hơn 350.000 tấn và đã được Bộ NN-PTNT cấp 446 mã số vùng trồng xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại TP Long Xuyên, Sở NN-PTNT An Giang vừa phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau) tổ chức hội nghị "Liên kết và Xúc tiến, tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang 2024".

Đây là dịp đánh giá tiềm năng, lợi thế cũng như thực trạng sản xuất và định hướng phát triển lĩnh vực cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Đồng thời, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác liên kết từ cung ứng vật tư đầu vào chất lượng đến tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. 

Kết nối chuỗi giá trị - đòn bẩy cho phát triển 

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và đất đai màu mỡ, An Giang là một trong các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái khá lớn ở ĐBSCL. Các loại trái cây chủ lực bao gồm xoài, chuối, nhãn, quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi), sầu riêng và mít.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh An Giang khoảng 20.00ha, với tổng sản lượng cả năm ước đạt hơn 350.000 tấn và đã được Bộ NN-PTNT cấp 446 mã số vùng trồng xuất khẩu.

Trong đó, chủ lực cây ăn trái của An Giang gồm: hơn 225.000 tấn xoài, 14.000 tấn chuối, 2.500 tấn nhãn, 11.000 tấn cây có múi, 3.600 tấn sầu riêng và 22.500 tấn mít. Ngành nông nghiệp đã hỗ trợ hình thành nhiều vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung, hỗ trợ cấp 514 mã số vùng trồng nội địa và xuất khẩu sang các thị trường: Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, An Giang cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất quy mô lớn. Việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu các vùng chuyên canh đủ lớn để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cùng với việc một số vùng lạm dụng thuốc BVTV do chưa có kỹ thuật, giải pháp canh tác hiệu quả, đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và khó đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế.

Nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên, ông Lâm Văn Thông, Phó Giám đốc sản phẩm mới của Phân Bón Cà Mau chia sẻ, về hiệu quả các mô hình trình diễn trên nhiều loại cây ăn trái. Kết quả cho thấy khi sử dụng các giải pháp canh tác của Phân Bón Cà Mau, trung bình năng suất cây mít ruột đỏ tăng 14.3%, xoài tăng 12.2%… so với canh tác truyền thống.

Đồng thời, đại diện Phân Bón Cà Mau cũng khẳng định cam kết hỗ trợ tham gia xây dựng chuỗi giá trị nông sản ngày càng hiệu quả hơn của công ty, giúp bà con nâng cao năng lực sản xuất, tối ưu hóa chi phí, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Ông Lâm Văn Thông, Phó Giám đốc sản phẩm mới của Phân Bón Cà Mau chia sẻ về hiệu quả các mô hình trình diễn trên nhiều loại cây ăn trái khi sử dụng các giải pháp canh tác của Phân Bón Cà Mau, trung bình năng suất cây mít ruột đỏ tăng 14.3%, xoài tăng 12.2%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lâm Văn Thông, Phó Giám đốc sản phẩm mới của Phân Bón Cà Mau chia sẻ về hiệu quả các mô hình trình diễn trên nhiều loại cây ăn trái khi sử dụng các giải pháp canh tác của Phân Bón Cà Mau, trung bình năng suất cây mít ruột đỏ tăng 14.3%, xoài tăng 12.2%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thương hiệu phân bón gắn bó cùng nông dân An Giang

Phân Bón Cà Mau từ lâu đã khẳng định vai trò người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân. Với hệ thống phân phối rộng khắp, đặc biệt tại ĐBSCL, Phân Bón Cà Mau cung cấp mỗi năm  khoảng 500.000 tấn urê, 60.000 - 100.000 tấn NPK, cùng các sản phẩm phân bón hữu cơ cao cấp nhập khẩu từ châu Âu như từ Bỉ, Hà Lan, rất phù hợp với các loại cây ăn trái. 

Sản phẩm NPK Cà Mau được sản xuất theo công nghệ Polyphosphate từ Tây Ban Nha, các sản phẩm urê chức năng như N46.Plus, urê sinh học bổ sung vi sinh Bacillus và N. Humate TE với acid humic không chỉ giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn cải thiện chất lượng đất, tăng năng suất cây trồng.

Ngoài ra, Phân Bón Cà Mau còn có nhiều chương trình tư vấn kỹ thuật, cung cấp, hướng dẫn các giải pháp dinh dưỡng cho đa dạng cây trồng trên các kênh thông tin trực tuyến như website (pvcfc.com.vn), trang Facebook (phân bón Cà Mau) và trực tiếp tại các hội thảo dành cho nông dân. 

Nông dân Lê Hữu Thống, ở tỉnh An Giang cho biết, gia đình có 5ha đất trồng lúa và đã chuyển đổi sang nhãn cách đây 5 năm. Tuy nhiên, từ khi trồng lúa đến khi trồng nhãn ông đều lựa chọn các loại phân bón của thương hiệu Phân Bón Cà Mau vì tin tưởng uy tín của công ty lớn.

Nhờ sự chăm bón cẩn thận và sử dụng phân bón phù hợp, vườn nhãn của ông luôn đạt sản lượng cao với mức giá nhãn 70.000 - 80.000 đồng/kg giúp ông Thống thu về khoảng 700 triệu đồng mỗi vụ.

Hiện, An Giang xuất khẩu trái cây sang các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện, An Giang xuất khẩu trái cây sang các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Không chỉ làm tốt vai trò “người nuôi dưỡng” nông nghiệp Việt với các dòng sản phẩm chất lượng vượt trội, công ty còn nổi bật bởi sự tận tâm và trách nhiệm với cộng đồng. Là đối tác phối hợp tổ chức hội nghị lần này, Phân Bón Cà Mau tiếp tục cho thấy vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao đời sống của người nông dân.

Theo Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, để trái cây An Giang ngày một phát triển bền vững và tăng cường xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, trước nhất UBND tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh phải tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.

Đặc biệt, địa phương chú trọng lấy HTX, tô hợp tác làm nòng cốt để tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị cây ăn trái trên địa bàn tỉnh. Thúc đầy việc hình thành mối liên kết giữa nông dân và nông dân để thành lập các nhóm sản xuất như: HTX, tô hợp tác... từ đó, tạo thế mạnh cho việc sản xuất, tiêu thụ cây ăn trái và hạn chế các rủi ro trong khâu tiêu thụ trái cây tại các địa phương.

An Giang đồng thời cũng triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cây ăn trái bền vững theo mô hình sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP. Mở rộng quy mô chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đề nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt hướng đến kế hoạch mục tiêu 50% diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng giai đoạn 2025-2030.

Tập trung thu hút các doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cây ăn trái, liên kết tiêu thụ với nông dân, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các loại trái cây để gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.