| Hotline: 0983.970.780

Nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp ở An Giang

Thứ Tư 01/09/2021 , 13:51 (GMT+7)

An Giang An Giang là một trong những tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp như lúa gạo, cá tra xuất khẩu, rau màu và cây ăn trái.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tham quan cánh đồng lúa chất lượng cao tại huyện Thoại Sơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT tham quan cánh đồng lúa chất lượng cao tại huyện Thoại Sơn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lúa và cá tra: 2 mặt hàng chiến lược

Trong những năm qua, nông nghiệp luôn giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế của tỉnh, đã và đang chuyển dần từ sản xuất theo chiều rộng sang chiều sâu, ổn định tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 2,86%.

An Giang hai mặt hàng chiến lược của tỉnh là lúa gạo và cá tra vẫn tiếp tục đóng góp rất lớn vào giá trị kim ngạch xuất khẩu. Diện tích lúa gieo trồng hàng năm gần 640 ngàn ha, sản lượng 4 triệu tấn, với 80% diện tích trồng lúa chất lượng cao. Diện tích gieo trồng rau màu gần 55 ngàn ha, sản lượng đạt 724 ngàn tấn. Tổng diện tích thủy sản 3.310 ha, tổng sản lượng đạt 510 ngàn tấn, trong đó diện tích nuôi cá tra 1.400 ha, sản lượng đạt 400 ngàn tấn cá tra.

Vì vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp trên hecta tăng dần hằng năm. Một trong những nét nổi bật của An Giang là:

Thứ nhất, đã đề ra các giải pháp tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong mời gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là về thủ tục hành chính, khuyến khích tập trung đất đai sản xuất quy mô lớn. Mời gọi đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh gắn với nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn THACO, Tập đoàn TH và Tập đoàn Tân long…

Thứ hai, phát triển các chuỗi liên kết theo cánh đồng lớn trong sản xuất và tiêu thụ: trong giai đoạn 2016 - 2020. Mỗi năm trung bình có 20 doanh nghiệp tham gia ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản với nông dân (Như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Tấn Vương, Angimex Công ty Anteso…).

Thứ ba, phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh đã tăng cường hỗ thực hiện trên 360 mô hình phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm được nâng cao về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường, tư duy sản xuất dần thay đổi từ đặt nặng năng suất, sản lượng sang chất lượng, hiệu quả, hội nhập và bền vững.

Thứ tư, phát triển kinh tế hợp tác: Tính đến nay toàn tỉnh có trên 180 HTX nông nghiệp (tăng 95 HTX so với 2010) với 13.000 thành viên (tăng 4.125 thành viên so với năm 2010). Có 24 HTX kiểu mới và một Liên hiệp HTX nông nghiệp gắn với Tập đoàn Lộc trời.

Thứ năm, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai thực chất, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, hoàn thành sớm 1 năm so chỉ tiêu Nghị quyết.

Sản xuất cá tra là thế mạnh của tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất cá tra là thế mạnh của tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được tập trung đầu tư, diện mạo nông thôn và đời sống người dân khởi sắc hơn. Toàn tỉnh có 60/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 51,26% tổng số xã, tăng 48 xã so năm 2015). Có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Long Xuyên, Châu Đốc và Thoại Sơn). Tỉnh cũng đã nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước, là một trong hai tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2010-2020 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và đến nay tỉnh có 17 xã NTM nâng cao.

Tỉnh trọng điểm nông nghiệp của ĐBSCL

Xây dựng nền nông nghiệp An Giang trở thành một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL và cả nước với tốc độ tăng trưởng GRDP cả tỉnh và GRDP nông nghiệp hợp lí (3-5%) trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh.

Chuyển mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa trên tri thức, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và phát triển theo hướng hiện đại hóa, “xanh, sạch, an toàn”.

Sản phẩm nông nghiệp An Giang có chất lượng, hiệu quả “tăng giá trị, giảm đầu vào”, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, mẫu mã hàng hóa, thích nghi với nhiều loại thị trường, nhiều tiêu chuẩn quốc tế và khả năng cạnh tranh cao…

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo về công tác thủy lợi ở huyện Tri Tôn để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo về công tác thủy lợi ở huyện Tri Tôn để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tập trung phát triển tăng giá trị các mặt hàng chiến lược là lúa, nếp, rau màu, cây ăn trái, cá tra, ngành chăn nuôi heo và bò. Cơ cấu lại nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, liên kết, hợp tác, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng chuỗi giá trị theo ngành hàng chủ lực trong nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và thị trường.

Khuyến khích đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Thực hiện trí thức hóa, chuyên nghiệp hóa nông dân trở thành những doanh nhân ở nông thôn, biết sản xuất và kinh doanh giỏi. Hiện đại hóa, hợp tác hóa nông nghiệp và đô thị hóa, văn minh hóa nông thôn nhằm nâng cao thu nhập của nông dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Các giải pháp chủ yếu

Chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp với phương châm thị trường hóa hoạt động nông nghiệp để ổn định đầu ra cho nông sản.

Thực hiện Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới theo trục thủy sản - trái cây - lúa gạo, phát triển các ngành hàng có lợi thế dựa trên các trụ cột sau:

Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm.

Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu gắn với truy suất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xem doanh nghiệp là đầu tàu thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông sản ổn định.

Phát triển mạnh mẽ kinh tế hợp tác một cách đồng bộ và đa dạng loại hình: Phát triển HTX kiểu mới theo chuỗi giá trị ngành hàng gắn với doanh nghiệp. Phát triển HTX đa dịch vụ - tổ chức sản xuất, liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra nông thủy sản.

Đội ngũ cán bộ Sở NN-PTNT An Giang tại Đại hội Đại biểu lần X, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: SL.

Đội ngũ cán bộ Sở NN-PTNT An Giang tại Đại hội Đại biểu lần X, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: SL.

Đồng thời, hình thành Tổ phản ứng nhanh các cấp, đặc biệt là ở cấp xã để kịp thời và trực tiếp tư vấn cho nông dân biết và chủ động hơn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp ngày càng bền vững và hiệu quả hơn.  

Đổi mới tổ chức sản xuất, thu hút được DN đầu tư hoặc liên kết tiêu thụ, phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn có chất lượng và truy xuất được nguồn gốc. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, công nghệ từ cách mạng 4.0 vào quản lý kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. An Giang đang tiến tới nền nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập người nông dân.

Các đơn vị trực thuộc Sở NN-PTNT An Giang

TRUNG TÂM KỸ THUẬT - DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP

Dịch vụ lấy mẫu và kiểm nghiệm các mẫu: Hạt giống cây trồng nông nghiệp; thực phẩm, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, đất, nước, nước thải, bệnh trên động thực vật. Hoạt động tư vấn và dịch vụ: Tư vấn đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp. Tư vấn quy trình chế biến nông sản, thủy sản, ghi nhãn thực phẩm, tư vấn thủ tục tự công bố sản phẩm, Chỉ tiêu kiểm nghiệm mẫu…

Hoạt động sản xuất kinh doanh lúa giống gồm: sản xuất lúa giống theo hợp đồng yêu cầu. Cung cấp các giống nguyên chủng, xác nhận cho quý khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh nấm đông trùng hạ thảo: Cung cấp nấm đông trùng hạ thảo tươi.

Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: 02963 821777 - Email: ttktdvnn@angiang.gov.vn

TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN

Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống và nuôi thủy sản. Sản xuất giống thủy sản thuần chủng, sạch bệnh phục vụ cho nghề nuôi và chế biến thủy sản. Xây dựng chuỗi giá trị thủy sản nhằm phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản. Xây dựng và tư vấn các tiêu chuẩn chất lượng Global GAP, VietGAP cho các sản phẩm thủy sản nuôi. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thủy sản. Dạy nghề cho lao động ở nông thôn.

Địa chỉ: Số 1053, Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: 02963 831 657 - Email: ttgiongtsag@gmail.com; ttgts@angiang.gov.vn

TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính tham mưu Sở NN-PTNT An Giang triển khai quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn và chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh nông thôn trong Bộ tiêu chí Xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và vận hành quản lý các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, tiếp nhận thực hiện các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường. Kinh doanh thiết bị, vật tư ngành nước.

Địa chỉ: Số 33, đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: 02963 852 843 - Fax: 02963 852 843

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi bò 3B thâm canh, tăng trọng gần 1kg/ngày

QUẢNG TRỊ Qua theo dõi, bò lai BBB nuôi theo hình thức thâm canh tăng trọng trung bình 0,9kg/con/ngày, tương ứng 27kg/con/tháng.

Cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc

HÀ NỘI Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2024 về kháng thuốc đặt mục tiêu đến 2030, các quốc gia cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.