Tin tức nổi bật trên số báo hôm nay
- Tây Nguyên cần đặc biệt chú trọng nông, lâm nghiệp và du lịch
Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; xây dựng quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc dựa trên yếu tố đặc trưng là con người, văn hóa, truyền thống lịch sử, đất, nước và rừng của Tây Nguyên; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi... (trang 2)
- Trường kỳ nghiên cứu giống cây lâm nghiệp
Để nghiên cứu, cải thiện giống cây lâm nghiệp, thường phải kéo dài từ 20 - 25 năm. Trong khi đó, thời gian thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu hiện quá ngắn. (trang 4)
- Cao su giúp bừng sáng buôn làng Tây Nguyên
Trước tình hình an ninh trật tự bất ổn, đời sống người dân vô cùng khó khăn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nhận được chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc mở rộng sản xuất tại các tỉnh Tây Nguyên với 3 mục tiêu chính là mở rộng kinh doanh của tập đoàn, giúp người dân bản địa phát triển kinh tế và góp phần giữ vững an ninh trật tự. Hơn ba thập kỷ từ khi thành lập, đi vào hoạt động các công ty cao su trên địa bàn Tây Nguyên đã giúp người dân nơi đây có cuộc sống ổn định. Đến nay có thể khẳng định, các công ty này đã giúp người dân thoát nghèo, những buôn làng Tây Nguyên bước sang một trang sử mới.
Bài 1: Cao su mở rộng đến đâu, buôn làng thay đổi diện mạo đến đó (trang 5)
- Đa dạng hóa giải pháp trong phòng, chống thiên tai: Đẩy mạnh truyền thông kỹ năng ứng phó phòng, chống thiên tai
Bình Định đẩy mạnh truyền thông để nâng cao năng lực xử lý sự cố trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.... (trang 6)
- Xu thế thay kháng sinh trong chăn nuôi bằng phụ gia
Trước tình trạng kháng kháng sinh ở mức báo động, phụ gia thức ăn chăn nuôi được kỳ vọng sẽ dần thay thế kháng sinh để hướng đến phát triển ngành chăn nuôi bền vững. (trang 7)
- Kinh tế tập thể trên những cánh đồng miền Tây Nam bộ: [Bài 6] Ghi ở huyện có 115 hợp tác xã, 567 tổ hợp tác
115 hợp tác xã và 567 tổ hợp tác, thực tiễn ở huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) gần như phơi bày hết những bài toán kinh tế tập thể miền Tây Nam bộ. (trang 8)
- CHẬT VẬT GIỮ RỪNG:
* Kiểm lâm viên liên tục xin nghỉ việc
* Chính quyền xã "lực bất tòng tâm"
Diện tích rừng quá lớn, trong khi không có lực lượng chuyên trách, các xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho biết họ đang "tay không bắt giặc" trong cuộc chiến giữ rừng. (trang 10+11)
- Ma trận yến sào: Sẽ siết chặt buôn bán sản phẩm yến sào
Tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng cường kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội để kinh doanh yến sào giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. (trang 12)
- "Giác ngộ" nông dân làm nông nghiệp hữu cơ: Kỳ công "bẫy" vi sinh vật bản địa để sản xuất phân bón
Đặt lợi ích môi trường lên hàng đầu, lợi nhuận doanh nghiệp xuống cuối cùng, đó là quan điểm trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Công ty Thương mại Quảng Trị. (trang 13)
- Huyện Ba Vì: Vẽ cống thủy lợi trên giấy để rút tiền nhà nước
Trên bản vẽ thi công có cống thủy lợi, nhưng trên thực địa thì không có. Vậy nhưng lãnh đạo xã Chu Minh vẫn ký vào hồ sơ để thanh quyết toán dự án. (trang 14)
- Chuyện về con trâu trắng "bạch tuyệt" ở bản Đèo Mương
Trâu trắng thì không hiếm nhưng trâu trắng “bạch tuyệt” nghĩa là ngoài lông trắng ra còn có cặp sừng màu trắng trong, cong vòng ra sau, chứ không phải sừng đen như bình thường... (trang 15)
- Tháo gỡ rào cản tồn tại trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ
Quyền Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Jason Hafemeiser có cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với Báo Nông nghiệp Việt Nam về hợp tác nông nghiệp giữa 2 nước. (trang 16)
Tin tức khác
- Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt: Chính quyền xã "lực bất tòng tâm"
- Đò dọc Trường Giang
- Xuất khẩu gỗ với nỗi lo lạm phát ở Mỹ
- Xuất khẩu thủy sản không thể đặt mục tiêu lớn hơn
- Bến Tre: Khánh thành cầu nối yêu thương số 57
- Sẵn sàng tiêu úng, thu hoạch hoa màu sau bão số 1
- Sẽ chuyển giao quy trình sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi về Việt Nam
Bạn đọc đặt mua báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:
Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923
Văn phòng đại diện
CHI NHÁNH TẠI TPHCM
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341
Email: cnbaonnvn@gmail.com
VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.
ĐT - Fax: (0258) 3818022
E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL
Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ
ĐT: (0292) 3835431
VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ
156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:
ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129
VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:
Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
ĐT: 0975576886
VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:
465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên
ĐT, Fax: (0208) 3848235