| Hotline: 0983.970.780

Tình người trong lũ

Thứ Hai 19/10/2020 , 16:29 (GMT+7)

Nước lũ dâng lên cao ngút như muốn nuốt chửng tất thảy, lúc này đây người dân Quảng Bình đang đối diện với nhiều hiểm họa khó lường...

Những việc làm đầy tính nhân văn. Ảnh: TP.

Những việc làm đầy tính nhân văn. Ảnh: TP.

Trận lũ lịch sử trên diện rộng đang đày đọa vùng đất nắng gió Quảng Bình. Đến sáng 19/10 trên 71.000 nhà dân đã ngập sâu trong mênh mông sóng nước, giao thông hoàn toàn bị tắc nghẽn, lúc này đây phương tiện đi lại chủ yếu bằng… đường thủy.

Biển nước nhấn chìm tất thảy. Ảnh: TP.

Biển nước nhấn chìm tất thảy. Ảnh: TP.

Tứ bề chìm nghỉm trong nước đục, nước dâng đến đâu cảm giác não nùng kéo đến đó. Khắp các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy bao trùm một không gian buồn thảm, để bảo toàn tính mạnh nhiều người phải trèo lên tận nóc nhà tránh giặc thủy.

Giao thông gần như bị chia cắt hoàn toàn, công tác cứu trợ diễn tiến nhọc nhằn khiến tình hình càng thêm phần bi đát. Trong mưa gió bão bùng, nhiều phận người đang chịu cảnh đói, khát, đau đáu hơn cả là người già và trẻ nhỏ.

Giao thông bị chia cắt, việc cứu hộ diễn biến khó khăn. Ảnh: TP.

Giao thông bị chia cắt, việc cứu hộ diễn biến khó khăn. Ảnh: TP.

Ngay khi nắm bắt tình hình, chính quyền các cấp cùng với lực lượng quân đội, công an đã cố gắng, khẩn trương đưa người dân mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn. Dù vậy lũ diễn ra trên diện rộng, mức độ lại khó lường thực sự là thách thức không nhỏ.

Nhiều người khẳng định, năm 1950 xảy ra trận lũ lớn nhất trên đất Quảng Bình, nhưng xem ra vẫn chưa thấm vào đâu so với tình cảnh hiện tại. Năm đó nước dâng chỉ cách nhà chừng 1m, nay móng nhà đã được nâng cấp cao hơn so với nền nhà cũ 0,5m, ấy vậy thế mà nước vẫn ngập sâu đến tận cổ.

Mưa lũ lần này quy mô lớn hơn cả trận lũ lịch sử cách đây 70 năm. Ảnh: TP.

Mưa lũ lần này quy mô lớn hơn cả trận lũ lịch sử cách đây 70 năm. Ảnh: TP.

Đứng trên động cát làng nhìn bao quát 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy mới thấy sự manh mong, cơ man những ngôi nhà ngập sâu, chắm mái trong dòng nước đục ngàu. “Nhất thủy nhì hỏa” nước dâng cao liên hồi khiến hậu quả xuất hiện tức thì, lúc này đây đã có người mất mạng, làng xóm hằn lên 2 chữ tang thương. Ngoài trời mưa vẫn chưa ngớt, xót thương thay.

Sẻ chia trong những ngày khốn khó thể hiện tính nhân văn cao cả. Ảnh: TP.

Sẻ chia trong những ngày khốn khó thể hiện tính nhân văn cao cả. Ảnh: TP.

Để hạn chế tối đa thiệt hại, ngay trong đêm 18/10 những ngư dân xã biển Hải Ninh đã chủ động dùng xe ô tô đưa 15 thuyền bè đánh bắt hải sản, vượt chặng đường hàng cây số tập kết tại thôn Dinh Mười xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, đồng thời phong tỏa đến các xã Hàm Ninh, Duy Ninh, Hiền Ninh, Tân Ninh nhằm đẩy nhanh công tác tìm kiếm cứu hộ.

Trời không phụ công, đến 12h ngày 19/10 trên 100 người dân được cứu và đưa về nơi an toàn. Một bếp ăn tập thể nhanh chóng được dựng lên, lương thực, thực phẩm, nước uống… đã được những tấm lòng hảo tâm quyên góp từ trước đó. Trong lũ dữ, tình người càng ấm áp hơn.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm