| Hotline: 0983.970.780

TKV khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp

Thứ Sáu 25/11/2022 , 13:55 (GMT+7)

QUẢNG NINH Việc sử dụng đất đá thải mỏ sẽ góp phần giảm độ cao, diện tích chiếm dụng đất của các bãi thải, hạn chế tối đa tác động tiêu cực tới cảnh quan, môi trường.

Ngày 24/11, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tổ chức Lễ khởi động Khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh.

Quá trình khai thác than lộ thiên, TKV thải ra trên 1 tỷ m3 đất đá thải mỏ.

Quá trình khai thác than lộ thiên, TKV thải ra trên 1 tỷ m3 đất đá thải mỏ.

Hiện nay, lượng đất đá bóc xúc, đổ thải của TKV đạt trên 150 triệu m³/năm. Trong quá trình khai thác than lộ thiên hàng chục năm qua TKV đã bóc xúc, đổ đất đá thải ra các bãi thải trên 1 tỷ m³ với diện tích chiếm đất rất lớn. Lượng đất đá này một phần để lấp lại những moong khai thác, cải tạo các tầng thải và phục hồi môi trường; phần còn lại có thể khai thác, chế biến, sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng.

Trong khi đó trên địa bàn tỉnh nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp mặt bằng phục vụ các công trình, dự án trọng điểm rất lớn. Trung bình mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 130 triệu m³ đất đá làm vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu vật liệu san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh đăng ký khoảng 1 tỷ m³.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế và khai thác giá trị gia tăng sau khi khai thác mỏ, cuối tháng 9/2020, TKV đã giao cho Công ty Chế biến Than Quảng Ninh lập quy hoạch các khu vực bãi thải đất đá từ quá trình khai thác và chế biến than có thể sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng theo hướng kinh tế tuần hoàn. Từ cuối năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh cùng với TKV và Công ty Chế biến Than Quảng Ninh đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn tất các thủ tục đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để được khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhấn mạnh, việc tái sử dụng đất đá thải mỏ là yêu cầu bức thiết của Quảng Ninh hiện nay, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn; đồng thời, giảm áp lực, hạ độ cao cho các bãi thải mỏ, đảm bảo môi trường… đặc biệt là đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông ở địa phương.

Đất đá thải mỏ làm nguyên vật liệu san lấp và nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm khác sẽ giúp sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất san lấp và tạo nguyên vật liệu mới cho quá trình sản xuất khác.

Chủ trương sử dụng nguồn đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình xây dựng sẽ đạt được đa mục tiêu theo hướng tích cực góp phần giảm áp lực về diện tích bãi thải; giảm ô nhiễm nguồn nước, môi trường sinh thái...

Đồng thời, điều này giúp giảm đáng kể chi phí xử lý đất đá thải mỏ và tăng hiệu quả kinh tế khai thác của ngành than trên địa bàn.

Sau lễ khởi động, dự kiến Công ty Chế biến Than Quảng Ninh sẽ cung cấp đất đá thải phục vụ một số dự án, công trình trên địa bàn tỉnh như: Cầu Cửa Lục 3, Khu đô thị ngành Than và một số dự án của Tập đoàn Vingroup.

Công ty Chế biến Than Quảng Ninh sẽ khai thác đất đá thải mỏ tại khu vực bãi thải mỏ Suối Lại phục vụ san lấp mặt bằng cho một số dự án.

Công ty Chế biến Than Quảng Ninh sẽ khai thác đất đá thải mỏ tại khu vực bãi thải mỏ Suối Lại phục vụ san lấp mặt bằng cho một số dự án.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1079/CĐ-TTg, chỉ đạo việc rà soát pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; trong đó, có nội dung xem xét đề nghị sửa đổi quy định của Luật Khoáng sản coi đất đá thải mỏ, đất đồi, đất san lấp không phải là khoáng sản.

Hiện nay, do Luật Khoáng sản coi đất đá thải mỏ như là tài nguyên khoáng sản đi kèm than, nên việc quản lý nhà nước khá chặt chẽ. Do vậy, để sử dụng đất đá thải mỏ nói chung, phục vụ san lấp nói riêng phải thực hiện đầy đủ một loạt các thủ tục hành chính như: đánh giá trữ lượng, lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án mỏ, lập hồ sơ xin cấp phép khai thác thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với thời gian thực hiện từ 1-1,5 năm.

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép cho Quảng Ninh khai thác trên 700.000m3 đất đá thải mỏ của Công ty cổ phần Than Núi Béo làm vật liệu san lấp phục vụ dự án đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất