| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM cần khoảng 30.000 người lao động sau Tết

Thứ Năm 10/02/2022 , 18:24 (GMT+7)

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tình hình lao động sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần khả quan hơn những năm trước. Đã có trên 96% người lao động quay trở lại làm việc.

Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM chủ trì buổi họp báo.

Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM chủ trì buổi họp báo.

Chiều 10/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM tổ chức họp báo sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Thông tin về tình hình lao động sau Tết trên địa bàn TP.HCM, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - thương binh & xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM, cho biết, tính đến hết buổi sáng 9/2, tỉ lệ lao động quay lại làm việc trên địa bàn TP.HCM chiếm khoảng 96%, tương đương hơn 1,9 triệu người, trong đó Khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) là hơn 262.000/273.000 người; khu công nghệ cao (CNC) là 49.700/51.767 người; còn các doanh nghiệp ngoài KCX, KCN là hơn 1,6 triệu người.

"Dự kiến, với tình hình lao động này, cũng như sự thu hút lao động của các doanh nghiệp thì sau ngày 13/2 các lao động của các doanh nghiệp quay trở lại làm việc là tương đối đầy đủ. Bởi, các doanh nghiệp đã có các chính sách thu hút lao động khá tốt, cũng như chính sách giữ chân người lao động chu đáo. Năm nay, tín hiệu khá tốt, người lao động quay lại làm việc ngay, trừ một số nhỏ doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ cho người lao động nghỉ bù, nghỉ phép", ông Lâm phân tích. 

Về tình hình chung, dự kiến nhu cầu lao động sau Tết trên địa bàn TP.HCM cần thêm khoảng 30.000 người, trong đó, theo thống kê của hệ thống dịch vụ việc làm TP.HCM thì các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao như kinh doanh thương mại, công nghệ thông tin, dệt may, da giày, thủy sản, lương thực thực phẩm, cơ khí, đóng tàu...

Mức lương tuyển dụng dao động từ 6 triệu đồng/người trở lên đối với lao động phổ thông, mức lương từ 8 đến trên 10 triệu đồng/người đối với lao động có tay nghề. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có các khoản phụ cấp làm thêm giờ, cơm trưa, doanh thu theo sản phẩm, tăng ca... "Đây là một trong những giải pháp để giữ chân người lao động. So với những Tết trước, tình hình lao động năm Nhâm Dần 2022 khả quan hơn những năm trước", ông Lâm cho hay.

Theo Phó Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp (Hepza), về nhu cầu người lao động mà các doanh nghiệp đã thống kê trong cả năm 2022 của các doanh nghiệp trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp là khoảng 51.000 người trong đó, doanh nghiệp FDI là 41.000 và doanh nghiệp trong nước là 10.000 người. Bao gồm, nhu cầu lao động phổ thông là 35.000, lao động có tay nghề, trung cấp nghề là 2.300 người; lao động có trình độ đại học trở lên là 3.400 người. 

Trong đó, riêng ngành may mặc là 18.500 lao động; giày da 8.500; cơ khí 4.000; điện - điện tử 2.600; chế biến lương thực thực phẩm 3.000; còn những ngành khác khoảng 8.000.

Theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, trong dịp Tết, Liên đoàn lao động đã triển khai đầy đủ công việc chăm lo Tết cho người lao động với tổng kinh phí 386 tỷ đồng, trong đó kinh phí của tổ chức công đoàn là 272 tỷ đồng, và hơn 94 tỷ đồng từ sự chăm lo của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Trung đánh giá cao sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc kết nối, với những hoạt động thiết thực tạo sự gần gũi với người lao động để lao động gắn bó, trở lại làm việc ngay sau Tết. 

Tạ cuộc họp báo đầu năm 2022, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM cho biết, tính đến 18 giờ ngày 9/2, có 515.816 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 514.909 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 907 trường hợp nhập cảnh.

Hiện đang điều trị 618 bệnh nhân, trong đó có 35 trẻ em dưới 16 tuổi, 88 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO. Riêng trong ngày 9/2 có 97 bệnh nhân nhập viện, 39 bệnh nhân xuất viện, 4 trường hợp tử vong.

Tổng số mũi vacxin đã triển khai tiêm đến ngày 9/2: tổng số mũi 1 là 8.106.421; mũi 2 là 7.294.716; mũi bổ sung 661.269, mũi nhắc lại 3.919.001.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Tình nguyện hiến đất làm kè chống sạt lở bờ sông

Hà Tĩnh Hơn 30 hộ dân ở huyện Hương Khê đã tình nguyện hiến hàng nghìn m2 đất làm dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, góp phần phòng chống thiên tai hiệu quả.