| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM đào tạo ít nhất 9.000 nhân lực công nghiệp bán dẫn trình độ đại học

Thứ Hai 24/02/2025 , 22:19 (GMT+7)

TP.HCM phát triển thành trung tâm công nghiệp bán dẫn hàng đầu khu vực và quốc tế, thúc đẩy phát triển công nghệ cốt lõi như AI, điện toán đám mây, IoT, Big Data, Blockchain.

TP.HCM sẽ thực hiện các dự án R&D và phát triển Trung tâm nghiên cứu tiệm cận chuẩn quốc tế trong ngành bán dẫn vào năm 2030.

TP.HCM sẽ thực hiện các dự án R&D và phát triển Trung tâm nghiên cứu tiệm cận chuẩn quốc tế trong ngành bán dẫn vào năm 2030.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn và Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Mục tiêu của kế hoạch là đưa TP.HCM trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn hàng đầu khu vực và quốc tế, phát triển các công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), và chuỗi khối (Blockchain).

Theo kế hoạch, TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 9.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030. Bên cạnh đó, thành phố sẽ hình thành và phát triển ít nhất 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đạt chuẩn quốc tế trong ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ số cốt lõi, đồng thời xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực này.

Cụ thể: Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách đặc thù: Các cơ chế, chính sách đặc biệt sẽ được hoàn thiện trong giai đoạn 2025-2026 và triển khai thực hiện từ 2026-2030, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn.

Phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư: TP.HCM sẽ xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm tại Khu Công nghệ cao và Khu Công viên phần mềm Quang Trung trong giai đoạn 2025-2026, và hoàn thiện các cơ sở này vào năm 2026-2030. Mục tiêu là thu hút ít nhất 20 dự án đầu tư tại các khu công nghệ cao của thành phố.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Dự kiến đào tạo ít nhất 9.350 nhân lực có trình độ đại học trở lên trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi tại các trường đại học lớn của TP. Các chương trình đào tạo chuyên sâu, cũng như thu hút các chuyên gia quốc tế, sẽ được triển khai để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.

Thúc đẩy nghiên cứu và hợp tác quốc tế: TP.HCM sẽ thực hiện các dự án R&D và phát triển Trung tâm nghiên cứu tiệm cận chuẩn quốc tế trong ngành bán dẫn vào năm 2030. Các chương trình hợp tác quốc tế sẽ được đẩy mạnh để học hỏi và áp dụng các công nghệ tiên tiến.

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo: TP.HCM sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp tại các khu công nghệ cao. Dự kiến hỗ trợ ít nhất 60 startup trong ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ số cốt lõi trong giai đoạn 2026-2030.

Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ quan trọng là tổ chức các cuộc thi, giải thưởng và chương trình truyền thông để tôn vinh các cá nhân, tổ chức có sáng kiến đột phá trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Quá trình triển khai Kế hoạch sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi và báo cáo UBND TP định kỳ hàng năm.

Xem thêm
Ông Lê Hữu Toàn làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang

Kiên Giang công bố thành lập, hợp nhất các sở sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Ông Lê Hữu Toàn được bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Kiên Giang.

TP.HCM phát triển theo định hướng 'làng trong phố, phố trong làng'

UBND TP.HCM chỉ đạo các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trong năm 2025.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Gần 4.300ha cây trồng bị ngập do mưa lớn bất thường

Phú Yên Do mưa lớn bất thường nên hàng ngàn ha lúa đông xuân 2024-2025 và hoa màu ở tỉnh Phú Yên bị ngập, nguy cơ ảnh hưởng năng suất.

Bình luận mới nhất