| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Phân công trọng tài: Chuyện không đơn giản

Thứ Sáu 11/05/2018 , 06:50 (GMT+7)

Nhiều chỉ trích nhằm vào Ban trọng tài VFF sau những lùm xùm về vấn đề còi méo thời gian gần đây.

Phân công trọng tài từ lâu không còn là một công việc cảm tính...

 Tuy nhiên, để thực hiện công việc tưởng chừng đơn giản là phân công trọng tài nào bắt trận gì là điều không đơn giản.

Mỗi trận đấu bóng đá chuyên nghiệp luôn có hai trọng tài có đủ khả năng tham gia cầm còi, bên cạnh hai vị trợ lý. Một người được goi là “trọng tài chính”, là người cầm quả bóng bước ra sân, làm các thủ tục trước trận như tung đồng xu, đếm quân số, và điều khiển trận đấu. Còn một người ngồi ở khu vực đường biên, chịu trách nhiệm thông báo phút bù giờ, thay người gọi là “trọng tài bàn” hay “trọng tài thứ tư”. Vị trọng tài này sẽ làm thay nhiệm vụ của trọng tài chính, nếu người được phân công ban đầu gặp vấn đề về sức khỏe và không thể cầm còi.

Phân công hai người cho một trận từ danh sách cho trước không chỉ là việc xoay vòng các ông vua áo đen, sao cho họ có số trận đấu gần tương đương nhau khi hết mùa. Một nghiên cứu của Yavuz Inanli được công bố trên trang Soccer Metrics chứng tỏ, đó không phải điều đơn giản như mọi người tưởng.

Yavuz lấy ví dụ về một vòng đấu bảng, với sự góp mặt của 4 đội, đá vòng tròn một lượt và ông có 6 người trong danh sách trọng tài. Với yêu cầu đặt ra là không người nào làm việc 2 trận trong 1 lượt đấu, vị chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ phân tích, mỗi lượt đấu cần 4 trọng tài trong 6 người đã cho. Đó sẽ là chỉnh hợp chập 4 của 6 phần tử, nghĩa là có 360 cách khác nhau để phân công trọng tài. Sau 6 lượt đấu, tổng cộng có 360 mũ 6 cách (một con số khổng lồ). Và nếu giả định, máy tính ghi nhận mỗi phương án phân trọng tài trong 1 giây, nó sẽ mất… 799 năm để hoàn thành xong công việc.

Phân công trọng tài từ lâu không còn là một công việc cảm tính, nghĩa là “cào bằng” công việc của từng người. Nó trở thành một môn khoa học, vừa đảm bảo những nguyên tắc cứng như bài toán mà Yavuz đặt ra, vừa phải thỏa mãn những đòi hỏi mềm, chẳng hạn, giảm thiểu số trận đấu liên tiếp mà một trọng tài phải điều khiển, tối thiểu hóa số lượng trận đấu mà một nhóm trọng tài làm việc cùng nhau, thậm chí là giảm thiểu tối đa số trận đấu mà một trọng tài đến sân của một đội cụ thể. Đó là những thứ cực kỳ phức tạp, hơn rất nhiều so với việc chúng ta thường mường tượng, rằng chỉ cần trọng tài X không được phép điều khiển trận lượt về giữa đội A và đội B, sau khi đã cầm còi trân này ở lượt đi.

Bên cạnh đó, việc phân công trọng tài còn phải tránh những ngoại lệ, ví dụ như trọng tài X có chuyên môn tốt hơn trọng tài Y, và phải có xác suất bắt các trận quan trọng nhiều hơn. Hoặc đội A đang có khúc mắc với trọng tài X, cần phải sửa đổi bảng phân công đến hết mùa, sao cho trọng tài X bắt càng ít trận có đội A càng tốt. Ngay cả ở những giải đấu hàng đầu thế giới hiện nay như Ngoại hạng Anh, Champions League, Euro hay World Cup, chúng ta vẫn thường được nghe sự phàn nàn về công tác điều khiển của giới cầm còi. Đó là minh chứng cho việc phân công trọng tài khó đến nhường nào.

Chuyện V-League hết lần này đến lần khác, năm này đến năm khác có vấn đề trọng tài, vì thế là điều không lạ. Và cách giải quyết tạm thời hiện nay là nếu trọng tài nào mắc khuyết điểm, như Nguyễn Văn Kiên hay Nguyễn Trọng Thư, thì đình chỉ và không mời người đó nữa.

Đó rõ ràng chỉ là giải pháp tình thế, xét trên những đòi hỏi mà bóng đá thế giới đã và đang đặt ra.          

 

Xem thêm
Quảng Ninh được công nhận thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo các quyết định, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm: tục kiêng gió; lễ cấp sắc và lễ mừng cơm mới.

Công tử Bạc Liêu trên màn ảnh mờ nhạt cá tính

Công tử Bạc Liêu là nhân vật để lại nhiều giai thoại trong đời sống cộng đồng, nhưng khi được tái hiện thành một tác phẩm điện ảnh lại không mấy ấn tượng.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.