| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Nuôi tôm càng xanh... bẻ càng

Thứ Bảy 31/08/2019 , 11:33 (GMT+7)

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bẻ càng của hộ ông Đỗ Văn Bằng ở ấp Cồn Phụng, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh đem lại hiệu quả.

Gia đình ông Bằng thực hiện bẻ càng tôm càng xanh.

Gia đình ông Đỗ Văn Bằng chuyên sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Qua tìm hiểu đó đây và sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học, ông đã tận dụng diện tích đất đào ao nuôi tôm càng xanh xen tôm sú.

Vụ rồi, gia đình ông thả nuôi trên 50.000 con tôm sú. Sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu hoạch tôm sú bán được trên 80 triệu đồng. Hiện, gia đình thả nuôi trên 25.000 con tôm càng xanh toàn đực trên diện tích 1 ha tại vùng có độ mặn thấp.

Trong quá trình sản xuất, ông đã chuẩn bị chu đáo những kỹ thuật cơ bản như: Chuẩn bị ao, kiểm tra các yếu tố môi trường, thả giống trong ao ương, sau đó sang qua ruộng nuôi. Có thể nói mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực phù hợp với vùng chuyển đổi có độ mặn thấp, chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, giảm rủi ro, thu nhập khá, điều quan trọng là tôm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh. Được biết, vụ năm trước cũng từ con tôm càng xanh toàn đực, gia đình ông thu về hơn 100 triệu đồng.

Điểm mới của mô hình này là áp dụng kỹ thuật bẻ càng cho tôm càng xanh. Sau khi thả nuôi từ 60 - 75 ngày có thể tiến hành bẻ càng nhằm giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, tôm phát triển đồng đều, giảm tỷ lệ hao hụt, đạt giá bán cao. Tuy nhiên, việc bẻ càng phải áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật: vị trí bẻ ở khớp gần cơ thể, tạo điều kiện cho tôm tự bỏ càng một cách tự nhiên.

Đài PT-TH Trà Vinh

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm