| Hotline: 0983.970.780

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Thứ Năm 18/04/2024 , 18:14 (GMT+7)

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Cây cối đổ đè sập mái nhà người dân ở huyện Bạch Thông. Ảnh: Ngọc Tú. 

Cây cối đổ đè sập mái nhà người dân ở huyện Bạch Thông. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ngay trong sáng nay, chúng tôi đến xã Quân Hà (huyện Bạch Thông), nơi bị thiệt hại nặng do dông lốc. Từ đầu xã, nhiều chiếc xe nối đuôi nhau chở tấm lợp, tấm bạt, và vật liệu xây dựng vào trong bản. Dọc hai bên đường, có những ngôi nhà đã bị gió cuốn hết phần mái chỉ còn trơ khung, đứng trong nhà sáng như ngoài sân. Từ UBND xã dẫn vào bản, hai bên cây cối đổ rạp, nhiều cây lớn bật gốc, tường rào xây bằng gạch cũng đổ sập, ruộng ngô đang xanh mơn mởn đã hỏng hết.

Theo một chiếc xe chở tấm lợp, chúng tôi đến nhà chị Ma Thị Duyên ở thôn Thái Bình (xã Quân Hà). Nhà chị Duyên mới xây được vài năm nay, mái lợp fibro xi măng khá chắc chắn, nhưng gió lốc lớn, bất ngờ đã thổi bay một phần mái. Nước mưa, gió thổi hư hỏng nhiều đồ đạc trong nhà chị Duyên.

Chị Duyên kể lại, lúc gió to ập đến hai mẹ con đang ngủ, chỉ nghe tiếng gió vù vù một lúc sau thì nghe tiếng kêu lớn, mái nhà bị gió thổi bay xa hàng chục mét, nước mưa bắt đầu trút xối xả vào nhà. Gió to, mưa lớn lại mất điện nên lúc đó cũng hoảng. Một lúc sau mới kịp định thần đẩy cửa ra đưa con sang nhà hàng xóm gửi. Chờ lặng gió, lấy lại tinh thần rồi mới dám quay lại nhà lấy bạt che lại thóc và những vật dụng có giá trị trong nhà.

Nhà chị Ma Thị Duyên bị gió lớn thổi tốc mái, trong nhà hư hỏng nhiều đồ đạc. Ảnh: Ngọc Tú.

Nhà chị Ma Thị Duyên bị gió lớn thổi tốc mái, trong nhà hư hỏng nhiều đồ đạc. Ảnh: Ngọc Tú.

Ngay gần nhà chị Duyên, nhà ông Trần Văn Bốn cũng bị tốc mái trong trận dông lốc đêm 17/4. Mái nhà và sân được gia đình lợp tôn bắn ốc vít rất chắc chắn nhưng gió quá to cũng không chịu nổi.

 “Đang ngủ thì nghe thấy tiếng rầm rất to kèm theo tiếng hét thất thanh của vợ và cháu đang ngủ ở phòng bên, tôi chạy sang thì thấy cành cây gãy lao xuyên mái tôn xuống phòng ngủ. Chỉ vài giây sau, nghe thêm một tiếng đổ lớn nữa là mái tôn sau nhà đã bị cây đổ đè sập”, ông Bốn nhớ lại.

Xung quanh nhà ông Bốn, mấy gia đình khác cũng đang trong tình cảnh tương tự, mái nhà bị gió cuốn bay xa hàng chục mét. Khi chúng tôi đến, nhiều gia đình đang giúp nhau dọn dẹp đống đổ nát, lợp lại mái nhà. Xa xa nhiều chiếc xe chở tôn, tấm lợp vẫn đang đi vào thôn.

Gia đình ông Trần Văn Bốn cùng hàng xóm đang lợp lại mái nhà. Ảnh: Ngọc Tú.

Gia đình ông Trần Văn Bốn cùng hàng xóm đang lợp lại mái nhà. Ảnh: Ngọc Tú.

Tại tỉnh Bắc Kạn, dông lốc đêm 17, rạng sáng ngày 18/4 đã làm gần 580 ngôi nhà ở các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì, Chợ Đồn, Ngân Sơn, Pác Nặm và huyện Ba Bể. Trong đó, thiệt hại nặng nhất là huyện Bạch Thông với 384 ngôi nhà bị hư hỏng, chủ yếu là tốc mái.

Dông lốc  cũng làm hơn 165ha cây nông nghiệp bị gãy đổ, chủ yếu là cây ngô, một số diện tích trồng lúa, hoa màu ven sông suối bị nước cuốn trôi. Theo ước tính ban đầu, trận dông lốc đã gây thiệt hại trên 5 tỷ đồng.

Ngay sau khi xảy ra thiên tai, các địa phương đã cử lực lượng xuống cơ sở hỗ trợ người dân khắc phục. Tại huyện Bạch Thông, lãnh đạo huyện cùng lực lượng dân quân, công an và cán bộ đã xuống hỗ trợ người dân lợp lại mái nhà, vệ sinh đường làng, cắt dọn cây cối đổ chắn đường giao thông.

Ông Hà Kim Oanh, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông cho biết, huyện đã chỉ đạo lực lượng quân sự, công an cử người xuống giúp người dân khắc phục hậu quả sau thiên tai. Huyện cũng như các xã đã sử dụng ngân sách dự phòng để mua bạt, tấm lợp cho các hộ bị tốc mái hoàn toàn để người dân ở tạm. Đối với những hộ chưa thể khắc phục ngay, chính quyền sẽ bố trí chỗ ở tạm tại những nơi phù hợp. Sau khi khắc phục bước đầu, huyện sẽ lên phương án hỗ trợ người dân bị thiệt hại để sớm ổn định cuộc sống.

Lãnh đạo huyện Bạch Thông đến cơ sở thăm hỏi, kiểm tra, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả dông lốc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Lãnh đạo huyện Bạch Thông đến cơ sở thăm hỏi, kiểm tra, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả dông lốc. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tại huyện Na Rì, có 24 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, ngay trong sáng nay, lãnh đạo huyện đã trực tiếp đến từng xã chỉ đạo công tác khắc phục. Đến chiều nay, những hộ bị hư hỏng nhẹ đã được lực lượng tại cơ sở hỗ trợ sửa chữa xong. Đối với nhà bị tốc mái toàn bộ, huyện và xã đang hỗ trợ chỗ ăn ở tạm thời.

Ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết, dù là ngày nghỉ lễ nhưng huyện đã yêu cầu các xã bị thiệt hại huy động tối đa nhân lực tại chỗ để giúp người dân. Các xã cũng đặt lực lượng trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với những tình huống thiên tai bất ngờ có thể tiếp tục xảy ra.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm