| Hotline: 0983.970.780

Tranh thủ trời tạnh ráo, nông dân Nam Định rủ nhau gặt đêm

Chủ Nhật 11/06/2017 , 08:00 (GMT+7)

Thời tiết tỉnh Nam Định những ngày qua có nơi mưa vừa, mưa to khiến nhiều ha lúa của một số xã trên địa bàn huyện Trực Ninh bị đổ. Tranh thủ vào ban đêm trời tạnh ráo, bà con đã rủ nhau ra đồng thuê máy gặt lúa.

Đang ăn cơm tối cùng gia đình, nhận được cuộc điện thoại từ người thân, bà Đinh Thị Dung (An Thành, Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định) bỏ dở bát cơm đi tìm bao bì tranh thủ ra đồng thuê máy gặt lúa.

Nhiều diện tích lúa bị đổ gục

Bà Dung nói: Mấy ngày nay, thời tiết mưa nhiều nên 2 sào lúa nhà bà bị đổ. Dự định sáng nay ra thuê máy gặt, nhưng trời lại đổ cơn mưa nên bà đành ngồi nhà chờ trời tạnh để ra đồng xẻ nước trong ruộng ra mương cho lúa đỡ ướt. Tranh thủ vào ban đêm trời tạnh ráo, bà ra đồng thuê máy gặt để gặt cho xong rồi đem về nhà phơi.

Cũng giống như bà Dung, nhiều nông dân đang sinh sống trên địa bàn xã Trực Chính thấp thỏm, ngồi thức thâu đêm trên bờ ruộng chờ máy gặt để gặt lúa cho nhà mình. Đến gần 1h sáng, nhiều người vẫn thức ngồi chờ máy gặt.

Anh Chiểu than thở: Lúa nhà tôi đã bị đổ 3 hôm nay, trời mưa liên tục nên không thể gặt được. Hôm nay, nghe dự báo chuẩn bị có áp thấp, sợ mưa vẫn còn tiếp tục xảy ra trong những ngày tiếp theo nên tối nay tôi phải ngồi chờ bằng được máy, gặt xong mảnh này thì mới an tâm về ngủ.

Người dân xã Trực Chính tranh thủ gặt đêm
Đến gần 1h sáng, nhiều người vẫn thức chờ máy gặt

 

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.