| Hotline: 0983.970.780

Trẻ em bị ảnh hưởng Covid-19 được hỗ trợ ra sao?

Thứ Bảy 11/09/2021 , 20:25 (GMT+7)

TP.HCM Trẻ em mắc Covid-19 hoặc bố, mẹ qua đời vì Covid-19, tùy trường hợp, sẽ được hỗ trợ tiền, học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, trợ cấp xã hội hàng tháng...

Trẻ mắc Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).

Trẻ mắc Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).

Ngày 11/9, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động, thương binh & xã hội TP.HCM đã có văn bản khẩn trả lời cho báo chí về những thông tin liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, trẻ em là F0 sẽ được hưởng hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày trong thời gian điều trị, bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung giống như người lớn theo Công văn số 2209 của UBND TP.HCM về triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid19 theo Nghị quyết số 09 của HĐND TP.HCM.

Ngoài ra, theo Công văn số 2512 của UBND TP.HCM ngày 28/7 về việc triển khai một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) đang điều trị do nhiễm Covid-19 (F0), hoặc cách ly y tế để phòng chống covid-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 

Mức hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm Covid-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Đồng thời, được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.

"Ngoài ra, khi trở về nhà (sau khi cách ly tập trung) thì được chính quyền địa phương ban ngành đoàn thể xác minh hoàn cảnh hỗ trợ gạo, mì gói, sữa...  nếu quá khó khăn thì kêu gọi các tổ chức xã hội, mạnh thường quân giúp đỡ", ông Lê Minh Tấn cho hay.

Còn đối với trường hợp trẻ em có cha mẹ đã qua đời vì Covid-19, sẽ căn cứ vào Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trẻ em mồ côi cả cha mẹ thì được xét trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.

Mức trợ cấp hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi; Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên, được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí, được miễn giảm học phí và các khoảng khác trong nhà trường. Thời gian trợ cấp đến dưới 16 tuổi; nếu đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

Giám đốc Sở Lao động, thương binh & xã hội TP.HCM cũng cho biết, căn cứ Luật Trẻ em 2016, Nghị định 56/2017/NĐ-CP và Nghị định 20/2021/ NĐ-CP, trẻ mồ côi cả cha mẹ thì được đưa vào diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế bởi ông, bà, cô, chú cậu, dì, người thân; (ii) Thay thế bởi cá nhân công đồng trong xóm, tổ dân phố...

Ngoài ra, hiện nay các quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã và đang vận động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ có cả cha mẹ qua đời vì Covid-19 hoặc chỉ có cha hoặc mẹ qua đời vì Covid-19, người còn lại nhiễm đang điều trị trong khu cách ly tập trung có hoàn cảnh khó khăn từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/trẻ và gạo, sữa, mì, dầu ăn.

Đặc biệt, ông Lê Minh Tấn cho biết, nhằm đảm bảo chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng tài chính cho phụ huynh trước bối cảnh dịch bệnh kéo dài, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề xuất miễn học phí học kỳ I. Đồng thời, kêu gọi người dân có điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay cũ, không có nhu cầu sử dụng chia sẻ với học sinh khó khăn trong việc học trực tuyến.

"Hiện nay, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các đoàn thể và tổ chức xã hội đã và đang vận động các nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, máy tính, điện thoại và kết nối mạng,... tạo điều kiện cho các em học trực tuyến, học online.

Trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em diện bảo trợ xã hội (mồ côi cả cha mẹ, trẻ mồ 1 phía người còn lại không khả năng chăm lo, không nguồn nuôi dưỡng, trẻ khuyết tật, ...) được miễn giảm các khoản phụ phí khác.

Các em có gia đình khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập... được các tổ chức Đoàn thể MTTQ, Hội Liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên... có nhiều chương trình học bổng hỗ trợ học tập", ông Tấn cho hay.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính đến 18h ngày 10/9, có 286.773 trường hợp mắc Covid-19 tại TP.HCM, bao gồm 286.301 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 472 trường hợp nhập cảnh.

Hiện TP.HCM đang điều trị 39.433 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 2.805 trẻ em dưới 16 tuổi và 2.790 bệnh nhân nặng đang thở máy và 21 bệnh nhân can thiệp ECMO. 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm