| Hotline: 0983.970.780

Lãnh đạo Bộ Y tế nói gì về một số thông tin chống dịch tại TP.HCM?

Thứ Năm 09/09/2021 , 18:53 (GMT+7)

Liên quan đến chế độ cho nhân viên y tế, xử lý người bỏ việc và thông tin 'rút quân' khỏi TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn có ý kiến chính thức.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: T.N.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: T.N.

Tiếp tục cải thiện sinh hoạt của nhân viên y tế 

Phát biểu tại buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 9/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, tình hình dịch tại TP.HCM diễn ra rất phức tạp, khó lường. 

Trước tình hình đó, nhiều giải pháp được triển khai và thay đổi, kể cả chính sách. Đặc biệt, TP.HCM đã huy đồng gần 20.000 cán bộ, nhân viên y tế của TP trong giai đoạn đầu của đợt dịch.

Tuy nhiên, số lượng người bệnh nhiễm Covid-19 tăng lên rất nhanh thì các lực lượng từ các sở y tế Trung ương, địa phương và các bệnh viện tư nhân được huy động tham gia vào công cuộc phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM hơn 100 ngày qua.

Thứ trưởng Sơn khẳng định, ngay từ những ngày đầu tham gia hỗ trợ dịch tại TP.HCM, các lực lượng này đã nhận được sự quan tâm hết sức chi tiết của TP.HCM như bố trí chỗ ăn ngủ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt.

“Tôi nghĩ, không có lý do nào để nói là chưa được quan tâm, để xảy ra tình trạng thiếu thốn”, Thứ trưởng Sơn nêu quan điểm.

Hiện lực lượng hỗ trợ TP.HCM trong thời gian vừa qua đã lên đến gần 6.700 người ở các Trung tâm Hồi sức tích cực (tầng 3 điều trị), các bệnh viện tầng 2, bệnh viện dã chiến và kể cả tham gia vào công tác lấy mẫu xét nghiệm, công tác tiêm vacxin cho TP.HCM.

"Đây là sự huy động lớn nhất từ trước đến nay của ngành y tế. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các “chiến sĩ áo trắng” khi vào thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh sự phân công điều động còn có tâm huyết, còn có tinh thần tự nguyện. Đồng thời, còn có mong muốn hỗ trợ người dân TP.HCM chung tay cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.

Đối với một số trường hợp nhân viên y tế gặp khó khăn, vướng mắc khi tham gia chống dịch tại TP.HCM, Thứ trưởng Sơn khẳng định, Bộ Y tế sẽ cùng TP.HCM tiếp tục đề ra những biện pháp xử lý, giải quyết để làm sao sinh hoạt của nhân viên y tế ngày một tốt hơn.

Bộ Y tế chưa có kế hoạch "rút quân" khỏi TP.HCM

Liên quan đến việc "có hay không nhiều đơn vị phía Bắc bắt đầu rút dần nhân sự cho TP.HCM?", Thứ trưởng Sơn khẳng định, cho đến thời điểm này chưa có kế hoạch nào về việc “rút quân” ra khỏi TP.HCM.

Ông Sơn mong người dân TP.HCM yên tâm, lực lượng y tế vào hỗ trợ TP.HCM sẽ hết sức trách nhiệm.

"Từ giờ cho đến ngày 15/9, Bộ Y tế chưa có kế hoạch rút bất cứ một người nào, trên các vị trí nào đi ra khỏi TP.HCM. Nếu có đơn vị nào yêu cầu việc chuyển đổi, thì Bộ Y tế cũng yêu cầu rút bao nhiêu phải bổ sung bấy nhiêu và có khoảng thời gian gối đầu, người đến trước hướng dẫn lại cho người đến sau để quen việc, đảm bảo cơ chế điều hành được đồng bộ”, ông Sơn thông tin.

Nhân viên y tế nỗ lực từng giây, từng phút để cùng người dân chiến thắng đại dịch Covid-19.

Nhân viên y tế nỗ lực từng giây, từng phút để cùng người dân chiến thắng đại dịch Covid-19.

Mong muốn đồng nghiệp tiếp tục chung sức

Về nội dung công văn 7330 của Bộ Y tế đang gây ý kiến trái chiều liên quan đến nội dung “xử lý hành chính hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề với các y bác sĩ tự ý bỏ việc”, Thứ trưởng Sơn cho hay, trong thời gian qua, một số đơn vị y tế trên cả nước đã có hiện tượng từ chối bệnh nhân, dẫn đến tình trạng người bệnh gặp tổn thất về sinh mạng.

Bên cạnh đó, đứng trước tình hình dịch hết sức phức tạp, khó lường, các trường hợp diễn tiến nặng, tử vong rất nhiều ở các đơn vị y tế tuyến dưới, trong thời gian đầu một số bác sĩ do sức ép về tâm lý đã chịu không nổi và tự ý bỏ việc.

“Công văn này không phải đưa ra một hình thức kỷ luật, mà chúng tôi chỉ có khuyến cáo, trong một trận chiến có những chiến sĩ ở tuyến đầu, có những chiến sĩ hết sức dũng cảm, có những chiến sĩ bình thường, nhưng cũng có những người quay đầu. Việc Bộ Y tế nhắc nhở là chỉ mong muốn các đồng nghiệp cùng nhau chung sức trong trận chiến Covid-19 hết sức phức tạp khó lường này, để cùng toàn thể người dân Việt Nam đạt được thắng lợi.

Còn vấn đề kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi nghĩ đây không phải là vấn đề đặt nặng ra ở công văn này. Mong các đồng nghiệp thấu hiểu. Mong người dân, cộng đồng mạng xã hội hiểu được tinh thần của công văn này để cùng nhau chung tay trong công cuộc phòng chống Covid-19”, Thứ trưởng Sơn bày tỏ.

Theo Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu, chính sách chăm lo tuyến đầu chống dịch đã và đang được thực hiện xuyên suốt với hai Nghị quyết được ban hành liên quan đến phụ cấp hỗ trợ lực lượng y tế tuyến đầu.

Khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 37, về một số chế độ đặc thù, các đối tượng được hưởng tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày. Đồng thời, TP.HCM cũng có Nghị quyết 02 về việc nâng mức tiền ăn của lực lượng tham gia chống dịch lên 120.000 đồng/người/ngày.

Đối với Nghị quyết 16 về chi phí cách ly y tế và một số chế độ đặc thù quy định các đối tượng được hưởng tiền ăn 80.000 đồng/ngày. Lúc này, TP.HCM tiếp tục ban hành Nghị quyết 09, mở rộng thêm một số đối tượng được nhận hỗ trợ, đồng thời nâng mức hỗ trợ tiền ăn lên 120.000 đồng/người/ngày.

Về chế độ lưu trú, chế độ dành cho lực lượng y tế, y bác sĩ nhằm tránh trường hợp lây nhiễm cho người nhà được áp dụng dựa vào chi phí thực tế phát sinh và các định mức tại các quận và TP Thủ Đức không quá 450.000 đồng/người/ngày, cấp huyện không quá 350.000 đồng/người/ngày.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.