Bác sĩ phẫu thuật khép cửa phòng mạch mở cửa phòng văn

Lê Thiếu Nhơn - Thứ Hai, 12/08/2024 , 14:48 (GMT+7)

Bác sĩ phẫu thuật Nguyễn Hoài Nam hé lộ những câu chuyện nghề nghiệp một cách sinh động và thuyết phục, qua 300 trang sách mang đậm dấu ấn cá nhân.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam.

“Bác sĩ phẫu thuật" là cuốn sách mới nhất của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam, sau các tác phẩm “Nửa đêm xuống phố”, “Những linh hồn sau cánh cửa”, “Bởi yêu nhiều nên khỏe ấy mà”, “Chuyện tình cuối mùa đông”…

PGS, tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam là một nhân vật được nể trọng trong giới y khoa. Tên tuổi của ông không chỉ được xác lập ở lĩnh vực chuyên khoa tim mạch, mà còn ở vai trò một bác sĩ cầm bút. Giữa nghề thầy thuốc và nghề viết văn, ông không bận tâm phân định chính và phụ. Bởi lẽ, ông quan niệm rất rõ ràng về công việc chữa trị nỗi đau thể xác và công việc xoa dịu nỗi đau tinh thần. Ông tự nguyện gánh vác cả hai công việc ấy, một cách ung dung và nồng nhiệt.

Không có bất cứ điều gì trên cuộc đời, lại không cần thiết cho tác phẩm văn chương. Cuộc đời càng phong phú thì văn chương càng đa dạng, cuộc đời càng cuồng si thì văn chương càng nức nở. Cho nên, văn chương luôn có nhu cầu dung nạp mọi tiếng nói trên cuộc đời. Xưa nay, bác sĩ theo đuổi văn chương khá nhiều, nhưng hiếm hoi tác giả viết trực diện về vui buồn thầy thuốc. Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam thấu hiểu sự thật đó, nên ông tận tụy chuyển tải những câu chuyện của mình và của đồng nghiệp, vào văn chương. Vì vậy, ông trở thành một trường hợp đặc biệt.

“Bác sĩ phẫu thuật” hé cửa phòng mạch, cho công chúng nhìn ngắm thầy thuốc ở nhiều chiều kích thường bị lãng quên, thường bị khuất lấp. Đồng thời, “Bác sĩ phẫu thuật” đem văn chương vào phòng mạch, để tâm hồn thầy thuốc lấp lánh cùng thị phi công chúng: “Sau một đêm trực, tôi không còn là mình nữa. Nhìn vào gương thấy đầu tóc bù xù, mặt mày phờ phạc, làn da mịn màng thay thế bằng làn da tai tái, sần sùi, quần áo đầy mồ hôi, có khi dính máu. Thèm một giấc ngủ ngon hơn cả sơn hào hải vị”.

Có nền tảng kiến thức sâu rộng lại ưa thích dịch chuyển đó đây và tích cực suy ngẫm, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam đi với văn chương bằng con đường khá mới mẻ. Sự bận rộn của một bác sĩ đã san sẻ thời gian cho sự đam mê của một nhà văn. Những tác phẩm của ông lần lượt đến với bạn đọc, nhẹ nhàng và ấm áp, trìu mến và tin cậy. Ông tranh thủ giờ nghỉ ngơi ở bệnh viện, hoặc tranh thủ giờ giải lao giữa các hội thảo khoa học, để cúi xuống bản thảo đầy ắp ưu tư. Và ông viết rất nhanh, viết như một nỗi chia sớt, viết như một niềm thổ lộ, để có những trang văn trao gửi nhiều rung cảm “Ba giờ ở một phòng cấp cứu bệnh viện”, “Đêm trực khó quên” hoặc “Nhật ký một ngày của bác sĩ”.

Ngay những ngày Covid-19 và sau những ngày Covid-19, những người muốn hiểu thêm về giới thầy thuốc lặng lẽ dấn thân, có thể tìm thấy sự hài lòng qua những tùy bút “Sống giữa mùa dịch” hoặc “Mùi phở chín” của nhà văn Nguyễn Hoài Nam.

Đó là niềm riêng: “Ngày nào cũng vài chục bệnh nhân thập tử nhất sinh cần cấp cứu, nhờ vậy mà giới bác sĩ luôn có hệ thần kinh thép trong một cơ thể có trái tim nóng bỏng, tràn đầy nhiệt huyết. Có những lúc tôi muốn tắt điện thoại để nghỉ ngơi một chút. Cũng có lúc công việc quá nhiều, quá căng thẳng giữa mùa dịch giã này, tôi muốn đập bỏ điện thoại trở về đời sống thanh bình. Nhưng rồi lại thôi, còn bao nhiêu bệnh nhân đang trông chờ mình”.

Tác phẩm mang đậm dấu ấn nghề nghiệp của một bác sĩ cầm bút.

Văn phong của Nguyễn Hoài Nam dung dị và mạch lạc. Ông không lên giọng rao giảng, cũng không ra vẻ cao siêu. Những vấn đề phức tạp của y tế và của xã hội, luôn được ông lý giải rõ ràng và đơn giản. Trước mỗi tình huống, ông mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân bằng sự khiêm cung và sự cầu thị. Đọc tác phẩm của Nguyễn Hoài Nam, độc giả dễ dàng thu hoạch được nhiều thông tin thú vị và nhiều tâm trạng bâng khuâng. Đôi khi, người tiếp cận tinh tế còn không tránh khỏi ngạc nhiên khi dõi theo những bước chân vừa phiêu lãng vừa trầm tư của Nguyễn Hoài Nam trong những ghi chép mê đắm “Bên kia dốc núi”, “Nơi mùa đông đi qua” hoặc “Cô đơn xuống phố”.

Ngoài hàng trăm bài báo khoa học và hàng trăm cuộc trả lời phỏng vấn, nhà văn kiêm bác sĩ Nguyễn Hoài Nam đọng lại văn chương ở hai mảng chính là truyện ngắn và ký sự. Ở mảng truyện ngắn, dù có nêm nếm chút gia vị hư cấu và cố tình mã hóa vài chi tiết để bớt động chạm riêng tư của người khác, thì hình ảnh tác giả Nguyễn Hoài Nam vẫn ẩn hiện tương đối thuyết phục trong những lời thoại và trong những diễn ngôn. Tiêu biểu phải nhắc đến các truyện ngắn “Bác sĩ phẫu thuật”, “Về hưu”, “Cha, con và đàn bà”, “Đòi rượu”…

Ở mảng ký sự, phẩm chất kết hợp giữa nhà văn và bác sĩ của tác giả Nguyễn Hoài Nam hiển lộ đậm nét nhất. Những người đã gặp, những điều đã thấy, những chuyện đã nghe dọc hành trình miệt mài mưu sinh và lập nghiệp, được tích tụ thành dữ liệu mang dấu ấn Nguyễn Hoài Nam trong các ký sự “Mưa chiều chủ nhật”, “Thượng úy chờ tin”, “Hồi ức về một linh mục”, “Chiếc lá rụng cuối mùa thu”. Có mất mát, có tiếc thương, có phản trắc, có ngộ nhận, có xót xa nhưng tất cả đều được “chữa lành” bằng sự bao dung và sự ân cần. 

Đọc tác phẩm của Nguyễn Hoài Nam, mỗi người tùy năng lực thẩm mỹ và biên độ thao thức có thể rút tỉa được những thấm thía khác nhau. Thế nhưng, ai cũng bắt gặp một bóng blouse bên trang viết xao xuyến nghĩa tình: “Vì tập mổ trên kính hiển vi phẫu thuật nên chúng tôi phải lấy cả mắt đem lên khoa chứ không mổ trên xác được. Có một đêm tôi đang trực thì được báo có mắt hiến tặng, chỉ biết anh ta là một người vô thừa nhận. Tôi nâng niu con mắt như trứng mỏng, gói ghém cẩn thận rồi đặt lên bàn mổ như đang mổ một mắt sống vậy. Có gì đó thiêng liêng nhắc nhở tôi phải biết cảm ơn người đã cho tôi mắt. Tôi gói vào một chiếc gạc rồi đi nằm. Sáng hôm sau dậy sớm, tôi âm thầm đem xuống vườn. Chọn chỗ cao nhất dưới gốc cây dầu, tôi đào đất chôn nó xuống rồi cắm một nén nhang, thành tâm nói lời tạ ơn”.

Lê Thiếu Nhơn
Tin khác
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian
Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm
Thiên nhiên vẫy gọi phía sau lưng người thăm thẳm

Thiên nhiên vẫy gọi mỗi cá nhân phải có hành động tích cực để bảo vệ môi trường sống, đó là thông điệp chủ yếu trong tập truyện ‘Lưng người thăm thẳm’.

Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa
Bác sĩ Hoàng Thạch hoài niệm chiều một lời ru rất xa

Bác sĩ Hoàng Thạch gửi gắm nhiều tâm sự với cố hương trong tập thơ ‘Hoài niệm chiều’ giăng mắc buồn thương xa vắng của một thân phận tha phương.

Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi
Thư viện của 230 đứa trẻ tự giác và ông giáo già Phạm Hữu Lợi1

Đó là một khuôn viên 2 tầng khung cột sắt, tường kính trong suốt có ba cửa ra vào. Dòng chữ in ngoài không quá to nhưng ai cũng nhìn rõ: 'Thư viện tự giác'.

Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách
Đại sứ văn hóa đọc và những bất ngờ sau trang sách

Đại sứ văn hóa đọc có nhiều con đường khác nhau để bước vào thế giới sách, và cách họ ứng xử với sách cũng góp phần hình thành thói quen đọc sách.

Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức
Thư viện Dương Liễu: Một thập kỷ gieo mầm tri thức

Nhiều bạn đọc 'nhí' trưởng thành từ thư viện đã trở về Dương Liễu làm tình nguyện viên, tiếp tục nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho nhiều trẻ em.

Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò
Thư viện 10.000 đầu sách trên đất lành làng Cò

Hàng ngàn cò, vạc chọn ao đình làm nơi trú ở khiến làng cũng được gọi thành làng Cò. Trên mảnh đất ấy, một thư viện làng cũng có tên gọi: Thư viện làng Cò.

Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách
Những đứa trẻ vùng cao 'khát' sách

Đầu năm học mới, nhiều đứa trẻ vùng cao vẫn chưa có sách vở đến trường. Chúng mặc cảm, tự ti với phận mình nên chẳng dám đòi hỏi gì.

Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách
Vua tiêu Việt trên hành trình nông sản và hành trình trang sách

Vua tiêu Việt là sự xưng tụng xứng đáng dành cho doanh nhân Phan Minh Thông trên con đường lập nghiệp gắn bó giữa thương hiệu nông sản và giá trị trang sách.

Sự kiện