Bữa cơm với thầy Xuân

Lê Minh Hoan - Thứ Tư, 21/08/2024 , 08:05 (GMT+7)

Kỷ niệm về bữa cơm với thầy Xuân và bà con nông dân lắng đọng nhiều ấn tượng sâu sắc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chụp ảnh cùng Giáo sư Võ Tòng Xuân.

Đó là những người được Thầy chia sẻ trồng lúa theo cách bón phân dùi, giảm lượng giống, giảm phân thuốc. Gần 10 năm trước, bà con nông dân Tháp Mười không hiểu vì sao phải bón phân trước khi xuống giống, không hình dung nổi được mỗi công chỉ cần 10-12 kg lúa giống thay vì khoảng 20kg. Thầy nhẹ nhàng, cặn kẽ từng lời, kiên nhẫn chờ bà con nghe ra và làm theo.

Bài liên quan

Một bữa cơm dân dã ngay sau buổi đi thăm đồng. Vài ba bàn tròn đặt trước hiên nhà. Những người nông dân quây quần với “thầy Xuân”. Vẫn chén cơm trắng dẻo thơm, vẫn niêu cá kho tiêu, đĩa rau luộc, vài ly rượu gạo, sao mà thấm đậm tình cảm giữa nhà khoa học với nhà nông.

Không có khoảng cách, chỉ có tình cảm của những con người đam mê cây lúa, xem cây lúa không chỉ là cuộc sống mà còn hơn nữa là lẽ sống. Tư duy khoa học và kinh nghiệm ruộng đồng rôm rả gặp nhau bên bữa cơm quê mình. Tri thức mới được nhà khoa học chuyển hóa thành ngôn từ gần gũi với người nông dân.

Đến những tháng ngày cuối đời, Anh hùng Lao động - Giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn luôn đau đáu về nền nông nghiệp nước nhà, trăn trở vì lợi ích của bà con nông dân. Ngậm ngùi tiễn biệt thầy Xuân về với đất lúa vỗ về yêu thương, người người bày tỏ lòng thành kính tiếc thương, biết ơn một nhà khoa học tâm huyết, trọn đời cống hiến cho cây lúa trổ bông, cho những mùa vàng bội thu, cho những người trồng lúa một nắng hai sương.

May mắn trong đời khi được nhiều cơ hội gần gũi, lắng nghe từ Thầy những lời tự sự, những suy ngẫm về cây lúa, hạt gạo quê hương. Mỗi lần nhắc đến cây lúa, như được kích hoạt nguồn năng lượng từ trong sâu thẳm, Thầy say sưa kể về cơ duyên đến với loại cây trồng chủ lực quốc gia, gắn bó với ruộng đồng, thân thiết với bà con nông dân.

Cây lúa, hạt gạo Việt Nam được Thầy vinh danh tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm trong nước như lời nhắc mọi người về tiềm năng của một ngành hàng đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong bối cảnh mới. Những lời phát biểu mà như tâm tình của Thầy giúp mọi người tỉnh thức, làm sao để người trồng lúa được quan tâm nhiều hơn từ thu nhập đến đời sống tinh thần. “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.

Thầy Võ Tòng Xuân không chỉ đứng trên bục giảng, mà còn lặn lội ruộng sâu, gắn liền với con đường lúa gạo thần kỳ Việt Nam. Ảnh: Kim Anh.

Cây lúa, hạt gạo nước ta được Thầy tự hào giới thiệu tại các diễn đàn quốc tế, đến với nhiều đất nước xa xôi, để hôm nay Việt Nam được định vị là một trong những cường quốc lúa gạo. Nhiều quốc gia đang tìm đến Việt Nam tìm hiểu câu chuyện thần kỳ, từ một đất nước thiếu đói, nay không những đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hằng ngày cho một trăm triệu dân, mà còn tham gia tích cực vào hệ thống lương thực - thực phẩm toàn cầu.

Thầy Võ Tòng Xuân không chỉ đứng trên bục giảng, mà còn lặn lội ruộng sâu, gắn liền với con đường lúa gạo thần kỳ Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam lẳng lặng chung bước với Thầy để kiên trì thay đổi cách thức trồng lúa trước kia, vốn gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường.

Nhờ Thầy kết nối, những người nông dân tự tin tham gia những chuyến “xuất ngoại”, giúp nhiều nông dân nước khác phát triển ngành trồng lúa. Nhiều máy móc phục vụ ngành hàng lúa gạo như máy cày, máy xới, máy cuộn rơm “made in Việt Nam” cũng được Thầy đưa đi quảng bá, nhờ đó thúc đẩy ngành cơ khí nông nghiệp tại nhiều địa phương trong Vùng.

Càng trân trọng những tầm nhìn, ước vọng của thầy Xuân, ngành nông nghiệp tập trung triển khai thành công Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là điều mà lúc sinh thời Thầy luôn khuyến khích, cổ vũ và xem như một cuộc cách mạng mới trong ngành lúa gạo. Đó cũng là để thực hiện di nguyện của Thầy: “Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa”.

Những nhà khoa học thế hệ sau sẽ tiếp nối hành trình một Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, tìm kiếm những giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn mặn, phù hợp từng vùng sinh thái. Những nhà khoa học sẽ nghiên cứu tiếp tục lai tạo ra nhiều giống lúa mới cho ra hạt gạo dinh dưỡng phù hợp xu thế tiêu dùng mới. Những nhà khoa học cùng với doanh nghiệp sẽ nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm tuần hoàn từ cây lúa, hạt gạo và những phụ phẩm khác.

Giáo sư Võ Tòng Xuân (trái) thực địa trên những cánh đồng ở Đồng Tháp Mười, năm 1985. Ảnh: Tư liệu.

Mai này, những dòng người sẽ tìm về chốn an nghỉ cuối cùng của Thầy. Về tưởng nhớ một người mà những danh hiệu, học hàm học vị không nói được hết những cống hiến to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam. Về để xem cây lúa trổ bông trên quê hương An Giang và khắp vùng châu thổ.

Mai này, trong Bảo tàng lúa gạo Việt Nam và trong biên niên sử về con đường lúa gạo quốc gia, chắc chắn sẽ có một vị trí trang trọng dành cho một người luôn hướng về quê hương, đất nước và người nông dân.

Mai này, trong bữa cơm hằng ngày, bà con nông dân sẽ còn nhắc nhau những câu chuyện về nhà khoa học làm nên giống gạo ngon.

Mai này, mỗi khi cất lên bài hát ngợi ca cây lúa và người trồng lúa cho quê hương, mọi người cùng nhớ đến hình ảnh một người bạn của nông dân, dành cả cuộc đời hiện thực hoá ước mơ lớn nhất và duy nhất: "Giúp người nông dân giàu hơn, thịnh vượng hơn".

Lê Minh Hoan
Tin khác
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi
Thiên tai khắc nghiệt khiến cơn bão lòng ta thổi mãi

Thiên tai khắc nghiệt đẩy hàng triệu số phận con người vào hoàn cảnh bi thương, được nhiều thế hệ nhà thơ Việt phản ánh trong các sáng tác thi ca.

'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán
Quan chức Hungary tổ chức họp dưới lòng sông nhằm cảnh báo hạn hán

Một nhóm các nhà lập pháp Hungary và đại diện của các tổ chức phi chính phủ đã ngồi họp trên một bãi cát dưới lòng sông nhằm cảnh báo về tình trạng hạn hán.

Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề
Mở cửa tương lai nhờ lớp tư vấn và dạy nghề

Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo công bằng về cơ hội việc làm, Gia Lai luôn ưu tiên tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho đối tượng là lao động nông thôn.

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ
'Tư duy ngược' giữa quan niệm mới và ý thức trẻ

‘Tư duy ngược’ được xem như một phương pháp rèn luyện kỹ năng sống hiện đại, nhưng sự đón nhận của độc giả trẻ cũng có nhiều góc độ khác nhau.

Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa
Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp
Danh họa Hồ Hữu Thủ trọn đời say đắm cái đẹp

Danh họa Hồ Hữu Thủ, một tên tuổi hàng đầu của giới mỹ thuật Việt Nam hiện đại, vừa qua đời tại TP.HCM sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 85 tuổi.  

Sự kiện