Những kỷ niệm với thầy Võ Tòng Xuân

PGS.TS Nguyễn Minh Châu - Thứ Ba, 20/08/2024 , 09:45 (GMT+7)

GS.TS Võ Tòng Xuân là thầy giáo của các sinh viên theo học nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ từ 1971.

GS Võ Tòng Xuân và các đồng nghiệp, học trò cũ, tháng 11/2022.

Thầy của nhiều thế hệ sinh viên

GS.TS Võ Tòng Xuân là thầy giáo của các sinh viên theo học nông nghiệp ở Đại học Cần Thơ từ 1971. Chúng tôi may mắn được thầy trực tiếp dạy môn cây lúa, và môn phương pháp thí nghiệm, là 2 môn chính của ngành Trồng trọt. Ngoài lên lớp, thầy còn hướng dẫn rất nhiều sinh viên làm luận văn tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm 1971, thầy đã hướng dẫn rất nhiều đàn anh, đàn chị của tôi làm luận văn tốt nghiệp kỹ sư, nhiều người trong số này về sau là những chuyên gia giỏi ở nước ngoài hay trong nước.

Người truyền lửa

Thầy Võ Tòng Xuân là người truyền lửa tình yêu nông nghiệp, tình yêu cây lúa cho các học trò. Qua học lí thuyết và làm việc với thầy, tôi thấy thầy rất say sưa với công việc, chăm sóc tận tình cho sinh viên. Có lần tôi đi quá giang xe do thầy tự lái từ Sài Gòn về trường, qua 170 km và 2 phà, vất vả, đi mất trên 5 tiếng đồng hồ. Vậy mà lúc vừa đến văn phòng, thầy nói "em về cất đồ đạc, rồi vào gặp thầy luôn".

Giáo sư Võ Tòng Xuân trên cánh đồng lúa. Ảnh: Kim Anh.

Giữ gìn giống lúa cho mai sau

Năm 1977, lo ngại các giống lúa mùa chống chịu mặn, ngon cơm mất đi, thầy Võ Tòng Xuân cho sinh viên đi các tỉnh còn thầy trực tiếp về các huyện của tỉnh Minh Hải (Cà Mau hiện nay) để thu thập. Giống đem về trường, thầy cho vào kho lạnh cất trữ hết. Nhờ đó, các nguồn gen quý giá đã được gìn giữ từ 1977, trong điều kiện đất nước rất khó khăn, bao nhiêu việc phải làm như dạy chúng tôi lí thuyết, làm các nghiên cứu thí nghiệm trên lúa, quản lí khoa, nhưng các giống lúa mùa vẫn được gìn giữ cho mai sau.

Nhà khuyến nông

Thầy là nhà khuyến nông trồng lúa vùng ĐBSCL. Thời 1977, 1978, tôi nhớ mỗi tuần, thầy đều đặn lên tivi hướng dẫn cách trồng lúa cho nông dân, rất bổ ích. Thầy Võ Tòng Xuân có công lao to lớn trong việc đưa giống lúa kháng rầy IR36 của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế - IRRI về Việt Nam, làm khuyến nông, truyền thông, nhân nhanh giống mới ra sản xuất.

Những năm 1980, nhờ giống kháng rầy IR36 mà nhiều vùng trồng lúa ĐBSCL thoát khỏi dịch rầy nâu. Từ công trạng này, tháng 12/2023, GS Võ Tòng Xuân cùng GS. Gurdev Singh Khush – tác giả giống IR36 được vinh danh tại giải thưởng VinFuture với công trình "Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh".

Giáo sư Võ Tòng Xuân gần gũi với nông dân. Ảnh: Kim Anh.

Tinh tế trong hợp tác quốc tế

Thầy là người làm hợp tác quốc tế giỏi và rất chu đáo. Tôi nhớ tầm 1993, một chuyên gia Úc đang làm ở Viện Lúa ĐBSCL, thì thầy cho người đem bánh sinh nhật từ Cần Thơ đến tận Viện Lúa ở Ô Môn để chúc mừng sinh nhật chuyên gia. Một hình ảnh khác, lúc Đại học Cần Thơ làm kỷ niệm 50 thành lập trường, tôi thấy có ảnh thầy đi thăm các chuyên gia Nhật, những người đã làm ở Đại học Cần Thơ trước 1975. Hai ví dụ trên cho thấy thầy rất chu đáo trong quan hệ quốc tế, mà tôi nghĩ là hiếm có.

GS Võ Tòng Xuân trao đổi với chuyên gia quốc tế khi sang châu Phi hỗ trợ phát triển sắn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần gũi nông dân

Nhớ lần đi công tác Phú Quốc với thầy. Chiều hôm đó, một gia đình nông dân mời thầy và chúng tôi nhậu. Thầy vui vẻ ngồi xuống chiếu bày dưới đất, rồi nhậu với nông dân như những người bạn thân. Tôi không thấy khoảng cách gì hết giữa thầy, một giáo sư nổi tiếng và các nông dân này.

Tóm tắt về thầy, tôi thấy thầy đã dạy rất nhiều thế hệ học trò từ đầu 1970, mà bây giờ hầu hết đã nghỉ hưu, họ học từ thầy không những về chuyên môn mà còn về tình yêu quê hương, tình yêu đồng ruộng Việt Nam. Sau năm 1975, nếu không thích ở lại với đồng ruộng Việt Nam, thầy có nhiều cơ hội để ở lại nước ngoài. Vì trước 1975, thầy đã quen biết với rất nhiều chuyên gia quốc tế ở các nước. Nhưng thầy đã chọn Việt Nam, chọn những cánh đồng lúa, để phục vụ, để cống hiến. Thật đáng quí, đáng được các học trò Nông nghiệp Cần Thơ kính mến.

Cầu nguyện cho thầy được về tây phương cực lạc.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu Nguyên Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam
Tin khác
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.