Giáo sư Võ Tòng Xuân là người thầy với nghĩa đẹp nhất

Đặng Kim Sơn - Thứ Ba, 20/08/2024 , 14:46 (GMT+7)

Giáo sư Võ Tòng Xuân - người thầy giáo, nhà nông học của châu thổ Cửu Long - đã 'trồng' lên một lớp trí thức cốt lõi cho nông nghiệp Nam bộ và Việt Nam.

Giáo sư Võ Tòng Xuân tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Ảnh: Tùng Đinh.

Nói về nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long, phải nhắc đến Giáo sư Võ Tòng Xuân.

Sinh ra ở An Giang, một tỉnh nổi tiếng về nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông yêu mến nông dân và nghề nông nên vừa tốt nghiệp nghiệp trung học kỹ thuật đã xin sang Philippines học Đại học Losbanos.

Tốt nghiệp cử nhân nông hóa rồi nghiên cứu và học lấy bằng Thạc sỹ xong, ông được làm việc tại Viện nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI). Sau 5 năm sống, đang làm việc ổn định và thuận lợi ở IRRI, theo lời mời từ Viện Đại học Cần Thơ, ông trở về đóng góp cho quê hương.

Thời điểm đó, vừa giảng dạy Đại học Cần Thơ - trung tâm đào tạo và khoa học nông nghiệp duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông vừa trực tiếp tham gia cùng Công ty nông dược Thanh Sơn (rất nổi tiếng ở miền Nam) để có điều kiện tiến hành các hoạt động chuyển giao và áp dụng kỹ thuật trên đồng ruộng.

Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học đi đầu, đóng góp nên thành công của sản xuất nông nghiệp Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm 1975, đất nước vừa thống nhất đã phải đương đầu với những khó khăn của thiên tai, dịch bệnh, địch họa và cả cơ chế kinh tế cũ. Thầy cùng nhiều thầy cô khác đã “bám trụ”, vừa dạy dỗ học trò, vừa trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất.

Đóng góp ghi dấu ấn quan trọng, cũng là cố gắng to lớn của Giáo sư Võ Tòng Xuân, đó là ông đã vượt qua hàng rào cấm vận, xin được và kịp thời nhân rộng những giống lúa kháng rầy xuất phát từ IRRI, kịp thời chống lại dịch rầy nâu, góp công cứu đất nước trong những ngày đói kém. Tiếp theo đó là công sức của thầy và các nhà khoa học tạo nên cuộc cách mạng thâm canh, tăng vụ, cho phép phát huy vai trò các công trình thủy lợi, tạo nên vựa lúa xuất khẩu hàng hóa lớn tại những vùng mới khai phá ở Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau…

Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học đi đầu, đóng góp nên thành công của sản xuất nông nghiệp Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Ảnh: Kim Anh.

Suốt cả cuộc đời làm việc và cống hiến, Giáo sư Võ Tòng Xuân là người thầy với nghĩa đẹp nhất. Trước ngày giải phóng, trừ thời gian ngắn sang Nhật Bản lấy bằng tiến sĩ, còn lại, 5 năm làm việc tại trường Đại học Cần Thơ, thầy đã đem hết nhiệt tình tuổi trẻ truyền bá kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế, hướng dẫn tốt nghiệp cho các thế hệ kỹ sư nông học đầu tiên của trường.

Sau năm 1975, trên cương vị Phó trưởng Khoa Nông nghiệp, Trưởng bộ môn Lúa, Giám đốc Trung tâm Hệ thống Canh tác rồi Phó Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, tên tuổi của thầy đã gắn bó với đại học hàng đầu của châu thổ. Cùng các lãnh đạo sáng tạo của tỉnh An Giang, thầy Võ Tòng Xuân lại xây dựng và làm Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học công lập thứ 2 của vùng - Đại học An Giang. Là Hiệu trưởng đầu tiên Đại học Tân Tạo, Hiệu trưởng đầu tiên Đại học Nam Cần Thơ, hơn 60 năm giảng dạy, lãnh đạo 4 trường Đại học, Giáo sư Võ Tòng Xuân đã "trồng" lên một lớp trí thức cốt lõi cho nông nghiệp Nam bộ và Việt Nam.

Cả cuộc đời mình, phấn đấu cho giấc mơ nông nghiệp - nông dân, thầy Võ Tòng Xuân chấp nhận vượt qua mọi khó khăn vất vả. Thuở nhỏ, gia đình không khá giả, thầy đã phải bươn chải kiếm sống bằng nghề bán báo để lo học hành và phụ ba mẹ nuôi các em. Thời gian học đại học ở Philippines, tuy có học bổng nhưng ông vẫn chăm chỉ kiếm thêm tiền, trợ giúp gia đình bằng nghề chụp ảnh dạo cho người dân quanh vùng.

Thế nhưng, khi trở thành chuyên gia của Viện Lúa Quốc tế IRRI có mức lương nhiều người mơ ước, ông vẫn trở về đất nước đang chiến tranh để phụng sự nông nghiệp quê hương. Thuộc số rất hiếm nhà khoa học ngành nông hóa miền Nam được đào tạo bài bản ở nước ngoài trở về khi đó, ông được các công ty lớn o bế với mức thù lao cao ngất nhưng vẫn không bỏ trường, không bỏ học trò. Sau giải phóng, có lúc phải bán chiếc máy ảnh (công cụ kiếm sống trước đây) cho Viện Lúa Ô Môn để cầm cự miếng cơm manh áo nhưng thầy vẫn biến giấc mơ thành hiện thực.

Thầy Võ Tòng Xuân nổi tiếng là một nhà khoa học làm khuyến nông giỏi, ông có cách nói giản dị, đi thẳng vào lòng người nên trở thành thần tượng của hàng triệu nông dân Nam bộ. Thầy Xuân cũng là một nhà ngoại giao tài ba, có năng lực thuyết phục kỳ diệu với các tổ chức quốc tế, thu hút được lòng tin của bạn bè 5 châu, đóng góp hiệu quả cho nhiều dự án phát triển, nhận được nhiều giải thưởng vinh dự.

Ông cũng là một người đóng góp nhiệt tình vào xây dựng chính sách của Nhà nước, vào chủ trương của địa phương, thẳng thắn kiến nghị góp ý với Đảng, Nhà nước, Quốc hội... Đó cũng là người đã dành những khoản tiền mình có và phần thưởng nhận được để xây ngôi trường cấp một song ngữ cho trẻ em địa phương.

GS Võ Tòng Xuân còn có nhiều đóng góp đối với nông nghiệp thế giới. Ảnh: TL.

Và Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng là người chồng nhiều tháng, nhiều ngày dành thời gian đọc truyện và hát cho người vợ đã bị tai biến nặng dù không còn biểu hiện nhận biết gì.

Trước khi ra đi ít lâu, thầy Võ Tòng Xuân còn nhắn vào zalo của tôi: “Tôi nhờ Sơn quan tâm đến chất lượng vải thiều dùm, vì vải thiều tôi mua từ các bạn hàng trong này phần lớn là không ngon. Có thể nhà buôn họ trộn vải ngon và vải kém chất lượng với nhau chăng? Nếu các nhà xuất khẩu mà làm như thế thì sợ khách hàng chê thì sao, nhưng chưa thấy phản hồi. Cám ơn Sơn”.

Tôi đã đưa tin nhắn này lên group zalo của nhóm doanh nghiệp cây ăn quả ngay khi đó và hôm nay lại đưa vào bài viết chia tay này, để thay cho lời nhắn gửi lại của thầy và cũng để mọi người cùng nhau mãi nhớ về một tấm lòng đau đáu, có nhiều đóng góp to lớn với nông nghiệp Việt Nam.

Đặng Kim Sơn
Tin khác
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình
Nghe tin bão lụt quê mệ Quảng Bình

Tôi nhớ tới thuật ngữ “nước khách” của vùng rốn lũ Lệ Thủy và chỉ mong nước như một vị khách quý đến rồi lại đi nhẹ nhàng, đừng để lại những đau thương, tổn thất gì cho quê hương.