Cà phê dừa độc đáo ở vùng quê xứ Hậu

Kim Anh - Thứ Năm, 15/08/2024 , 16:30 (GMT+7)

Hậu Giang Cà phê dừa với hương vị dịu nhẹ, thơm béo, nhận được sự yêu thích của nhiều thực khách, sản phẩm tạo nên làn gió mới trong phong trào khởi nghiệp ở nông thôn.

Thưởng thức một ly cà phê sáng là sở thích của nhiều người để bắt đầu ngày làm việc tràn đầy năng lượng. Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện một số loại cà phê phối trộn với các loại hạt, muối hoặc trái cây… tạo ra những hương vị mới lạ cho thực khách.

Bản thân là người “nghiện” cà phê, chị Trần Hồng Nhiên ở ấp 2A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạn lựa chọn cà phê dừa để khởi nghiệp trên vùng đất lúa.

Chị Trần Hồng Nhiên ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thực hiện quy trình sản xuất cà phê dừa. Ảnh: Kim Anh.

Một dịp tình cờ rang cơm dừa khô sau khi nạo, thấy mùi thơm rất riêng. Chị Nhiên lóe lên ý tưởng, sử dụng cà phê nguyên chất kết hợp với dừa rang để pha uống thử. Kết quả ngoài sức tưởng tượng khi cà phê cho ra hương vị thơm ngon và béo.

Để đảm bảo thức uống có được hương vị trên, theo chị, dừa cần được rang trên lửa nhỏ, khoảng 45 phút, sau đó phối trộn với hạt cà phê nguyên chất theo tỷ lệ 50% cà phê và 50% dừa để xay.

Đồng thời, chị Nhiên cũng thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm, xây dựng thương hiệu “Cà phê dừa Hồng Nhiên”. Mỗi ngày, công thức chế biến cà phê dừa cũng không ngừng được cải thiện, theo đánh giá của khách hàng.

Chia sẻ thêm về bí quyết để giữ hương vị cho sản phẩm, chị Nhiên cho biết, không phải loại cà phê nào cũng có thể sử dụng để phối trộn. Dừa cũng phải lựa chọn tỉ mỉ như rám vỏ hoặc dừa khô… Khi có sự đồng điệu về nguyên liệu, cần thêm thời gian cân chỉnh liều lượng, để cho ra một công thức hoàn thiện.

Cà phê được chọn phải nguyên chất đặc biệt, mới có thể kết hợp cho ra hương vị dịu nhẹ, dễ uống. Nhất là sản phẩm không thêm bất cứ phụ phẩm hay hương liệu hóa học nào.

Chị Nhiên mất hơn 1 tháng để nghiên cứu, tìm ra công thức chế biến cà phê dừa, thành phẩm được đóng gói bao bì đẹp mắt. Ảnh: Kim Anh.

Khi sản phẩm bắt đầu có được “chỗ đứng” với những vị khách yêu cà phê, chị tự tin đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Thông qua nền tảng xã hội Tiktok, chị lập tài khoản, thực hiện những video ngắn với nội dung đa dạng giới thiệu về cà phê dừa Hồng Nhiên như phương pháp pha chế để cà phê dừa thơm ngon; quy trình sản xuất, đóng gói hay cách lựa chọn sản phẩm chất lượng… Mặt khác, chị dành thời gian 2 đồng hồ mỗi ngày để livestream bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

Theo chị Nhiên, cách làm này vừa đưa thương hiệu cà phê dừa đến gần hơn với thực khách, vừa tạo được độ cậy, yên tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Hiện cà phê dừa Hồng Nhiên đang trở thành mặt hàng thu hút sự quan tâm trên nền tảng Tiktok với trên 126,4 ngàn người theo dõi.

Để tạo con đường phát triển bền vững cho thương hiệu, thông qua các cuộc thi khởi nghiệp do địa phương tổ chức, chị Nhiên gửi sản phẩm dự thi và nhận được đánh giá cao.

Năm 2023, sản phẩm cà phê dừa Hồng Nhiên đã được phân hạng OCOP 3 sao. Ảnh: Văn Vũ.

Hiện sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu; Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 của huyện Châu Thành A đã công nhận sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.

“Là phụ nữ, từng trải qua giai đoạn rất khó khăn, có khi trong túi không có được cài chục ngàn đồng, khi phát triển được sản phẩm, mang lại thu nhập cho gia đình, tôi muốn nhiều phụ nữ khác ở địa phương cũng phát triển như tôi và có việc làm ổn định”, chị Nhiên tâm sự.

Hiện nay, mỗi ngày, chị Nhiên tiêu thụ từ 10 – 30kg cà phê dừa thành phẩm, cao điểm lên tới 50 – 60kg, doanh thu trung bình khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nhờ khẩu vị dịu nhẹ, phù hợp với đa số thực khách, lượng đơn hàng ngày càng tăng lên.

Nhiều phụ nữ nông thôn ở xã Tân Hòa được tiếp cận và bắt đầu liên kết phát triển sản phẩm cà phê dừa. Ảnh: Kim Anh.

Theo chị Nhiên, do tất cả quy trình chế biến đều thực hiện thủ công, nên tốn nhiều thời gian và nhân công lao động. Để đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng, chị Nhiên thuê thêm 7 phụ nữ địa phương cùng giúp sức ở các công đoạn phụ.

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất đang ấp ủ, chị Nhiên sẽ hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật để các chị em phụ nữ địa phương cũng liên kết phát triển sản phẩm.

Hiện nay, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang có 32 sản phẩm OCOP. Trong đó có 12 sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao.

Các chủ thể OCOP đánh giá, sau khi tham gia chương trình, sản lượng sản phẩm tăng khoảng 30% nhờ được chính quyền địa phương hướng dẫn thiết kế bao bì sản phẩm đẹp mắt hơn, dán kèm tem OCOP để tạo lòng tin với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các chủ thể cũng tích cực tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ.

Kim Anh
Tin khác
Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa
Đắk Lắk bán thành công gần 17 tấn carbon trên cây lúa

Doanh nghiệp đã thu mua gần 17 tấn carbon trên cây lúa với giá 20 USD/tấn, trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam bán được tín chỉ carbon.

Vinaseed và IRRI hợp tác phát triển giống lúa chất lượng cao
Vinaseed và IRRI hợp tác phát triển giống lúa chất lượng cao

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế - IRRI và Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam hợp tác phát triển và thương mại các công nghệ và giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt. IRRI có ngân hàng gen khổng lồ trên 127.000 nguồn gen lúa khác nhau.

Unifarm tiên phong phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao
Unifarm tiên phong phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao

Unifarm là doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao và tham gia thí điểm mô hình trường học nông nghiệp gắn với du lịch.

Nối dài hành trình 'Môi trường sạch - Cuộc sống xanh'
Nối dài hành trình 'Môi trường sạch - Cuộc sống xanh'

ĐBSCL Sau 10 năm tổ chức, chương trình đã tổ chức thu gom và tiêu hủy trên 130 tấn vỏ bao gói thuốc BVTV, trồng hơn 3.550 cây xanh, tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho hơn 30.000 nông dân tại 15 tỉnh thành trên cả nước.

Thủ tướng xuống đồng, cùng nông dân Doveco tìm giải pháp phát triển
Thủ tướng xuống đồng, cùng nông dân Doveco tìm giải pháp phát triển

Chiều 28/5, thăm cánh đồng dứa nguyên liệu của Doveco ở thành phố Tam Điệp (Ninh Bình), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những trao đổi với bà con nông dân.

Doveco là hình mẫu chuyển đổi thành công từ nông trường sang công ty cổ phần
Doveco là hình mẫu chuyển đổi thành công từ nông trường sang công ty cổ phần

Chiều 28/5, thăm và làm việc tại Doveco (Ninh Bình), Thủ tướng nhấn mạnh đây là hình mẫu chuyển đổi thành công từ nông trường quốc doanh sang công ty cổ phần.

Syngenta Việt Nam ra mắt lúa lai 3 dòng thế hệ mới SYN8
Syngenta Việt Nam ra mắt lúa lai 3 dòng thế hệ mới SYN81

Giống lúa lai 3 dòng thế hệ mới Syn8 được Syngenta đưa về Việt Nam từ năm 2020, qua nhiều cuộc khảo nghiệm, đánh giá đã thể hiện được các ưu thế vượt trội.

Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản
Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản

Từ thành công của nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào tháng 5/2023.

Ra mắt giống ngô lai mới kháng sâu keo mùa thu và sâu đục thân
Ra mắt giống ngô lai mới kháng sâu keo mùa thu và sâu đục thân2

Syngenta Việt Nam ra mắt giống ngô NK6101BGT kháng sâu đục thân và sâu keo mùa thu, bộ rễ khỏe, cây xanh từ gốc đến ngọn, chịu hạn tốt, năng suất vượt trội.

Syngenta ra mắt giống ngô chuyển gen công nghệ kép chống sâu đục thân
Syngenta ra mắt giống ngô chuyển gen công nghệ kép chống sâu đục thân

Giống ngô NK6101BGT chuyển gen sử dụng 2 công nghệ Agrisure và Herculex với bộ gen kháng sâu BT11 và TC1507 đem lại tác động kép cùng với đó là năng suất cao.

Toàn cảnh buổi ra mắt thuốc trừ sâu Incipio 200SC của Syngenta Việt Nam
Toàn cảnh buổi ra mắt thuốc trừ sâu Incipio 200SC của Syngenta Việt Nam

Syngenta Việt Nam giới thiệu thuốc trừ sâu Incipio 200SC với công nghệ mới PLINAZOLIN cho thị trường phía Bắc sau những thành công ở ĐBSCL.

Sự kiện