CBAM - cơ chế điều chỉnh biên giới carbon quan trọng với xuất khẩu

Nguyễn Thủy - Thứ Hai, 14/10/2024 , 15:08 (GMT+7)

Theo Phó Chủ tịch EuroCham, việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) vào ngày 1/1/2026 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ mất thị phần nếu không kịp thích ứng với các yêu cầu xanh từ EU. Ảnh: TL.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang EU (27 nước) đạt 34,08 tỷ USD, tăng 17,5%. Nhập khẩu từ EU (27 nước) đạt 10,8 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

EU nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến - chế tạo (điện thoại, máy tính, hàng dệt may, giày dép…) nắm giữ kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Mặt khác, những năm gần đây, nhóm hàng nông sản cũng có dấu hiệu tăng mạnh.

Tuy nhiên, châu Âu hiện trở thành thị trường khó tính bậc nhất với những tiêu chuẩn ngặt nghèo về bảo vệ môi trường, trong đó có việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM).

Đây là một công cụ chính sách được đề xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Cơ chế CBAM sẽ áp dụng một mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có lượng khí thải carbon cao hơn so với hàng hóa sản xuất tại EU, từ thời điểm sản xuất hàng hóa cho đến khi nhập khẩu những hàng hóa đó vào lãnh thổ hải quan của EU. Mức thuế này sẽ được sử dụng để bù đắp cho lượng khí thải carbon do sản xuất hàng hóa trong EU gây ra.

Theo bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), tác động của CBAM đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tại TP.HCM nói riêng là rất lớn.

Các doanh nghiệp có nguy cơ bị cạnh tranh xuất khẩu và mất thị phần tại thị trường này do đối thủ cạnh tranh đã sẵn sàng cho việc đáp ứng các chính sách xanh.

Vì vậy, đòi hỏi việc ban hành khung pháp lý để thực hiện cũng như nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam để đáp ứng việc giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon, tăng khả năng thích ứng và cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.

"Việc chuyển đổi sản xuất xanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng với bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn tác động tới cả chuỗi cung ứng. Bởi vì, khi một đơn vị cung ứng giảm phát thải, các doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động cũng sẽ đến gần hơn với mục tiêu về giảm phát thải và Net Zero. Đây vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường", Phó giám đốc ITPC nói.

Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phụ trách chính sách (EuroCham).

Theo ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phụ trách chính sách, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đã mang lại sự tăng trưởng to lớn, với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU trên 200 tỷ USD chỉ trong bốn năm, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12-15%.

"Tiến trình này làm nổi bật vai trò dẫn đầu của Việt Nam với tư cách là đối tác thương mại quan trọng nhất của EU trong ASEAN", đại diện EuroCham nói và cho rằng, hai yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam là CBAM và thị trường tín dụng carbon.

Việc triển khai CBAM sắp tới vào ngày 1/1/2026 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong các ngành thâm dụng carbon như thép, xi măng, phân bón và nhôm.

Ông Jean Jacques Bouflet cho rằng, cùng với CBAM, việc phát triển thị trường tín dụng carbon của Việt Nam là một yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của quốc gia theo thỏa thuận COP26.

"Việt Nam đã đạt được tiến bộ với hơn 300 dự án đã đăng ký và giao dịch tự nguyện hơn 40 triệu tín chỉ carbon trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc thiết lập thị trường tín chỉ carbon trong nước vẫn là ưu tiên chính và sẽ đòi hỏi nỗ lực chung.

Trong khi chính phủ đang thúc đẩy các kế hoạch cho một nền tảng trao đổi carbon thí điểm vào năm 2025, vẫn còn những thách thức trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý toàn diện và nâng cao nhận thức trong các ngành", ông Jean Jacques Bouflet nói.

Ông Jean Jacques Bouflet cũng đánh giá cao TP.HCM đã đi đầu trong việc thúc đẩy giao dịch carbon và thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ xanh như một phần của nỗ lực chung nhằm phát triển thị trường carbon trong nước và thúc đẩy chiến lược CBAM quốc gia. Nhất là Nghị quyết 98 với những cơ chế tài chính đặc thù nhằm giúp giảm phát thải. 

"Chúng tôi cam kết cung cấp một nền tảng cho đối thoại và hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế của Châu Âu và Việt Nam. Thông qua các nỗ lực vận động của mình, chúng tôi tiếp tục đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế về chuyển đổi xanh cho chính phủ đồng thời giúp các thành viên của chúng tôi tuân thủ các quy định chính theo Thỏa thuận Xanh của EU để có một môi trường kinh doanh bền vững tại Việt Nam", đại diện EuroCham nói.

Nhằm giảm phát thải khí nhà kính đối với doanh nghiệp phân bón, bà Nguyễn Thị Minh Huệ, Giám đốc Dự án Công ty Cổ phần Tư vấn & Dịch vụ đổi mới khí hậu Klinova khuyến nghị, cần giảm lượng tiêu thụ điện lưới, tăng lượng sản xuất và tiêu thụ bằng điện mặt trời, điện gió. Đồng thời, cần bảo ôn cách nhiệt ống hơi cao áp bằng canxi silicat; áp dụng công nghệ phản ứng tổng hợp có hiệu suất chuyển đổi cao và quản lý bẫy hơi.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn
Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.