Diễn thuyết của học giả Hội Trí tri

Chí Linh bát cổ

Nguyễn Trọng Thuật - Thứ Tư, 15/02/2023 , 06:05 (GMT+7)

Cái bia ở bên đường là có ý để làm cái mốc chỉ nam ghẹo con mắt khách du quan bước chân vào hạt Chí Linh là tất sinh cái hứng đi thăm “bát cổ”.

Empty

... Kể từ tỉnh thành Hải Dương này mà ra đi thì đi về mé bắc tỉnh thành, sang đò Hàm Giang, qua chợ huyện rồi rẽ sang con đường đất đi một thôi dài đến chỗ cái thành cũ phủ Nam Sách ngày trước.

Ở đấy, mời các ngài lại rẽ sang tay phải đi con đường nhỏ độ dăm chục thước thì trông ngay thấy một cái bia đá dựng ở trên một cái đống con bên đường. Bia ấy tức là bia “Chí Linh bát cổ” ghi tám nơi cổ tích huyện Chí Linh phủ tôi đấy.

Bài liên quan

Chỗ dựng bia “bát cổ” này trước thuộc về địa phận Chí Linh, nay thuộc về Nam Sách. Bia này dựng năm Nhâm Tuất, niên hiệu Gia Long. Trong bia tiêu yết lên tám cái danh mục “Chí Linh bát cổ” và sở tại ở đâu.

Tám danh mục là: 1. Trạng nguyên cổ đường: Cái nền nhà học cổ của cụ Trạng nguyên ở làng An Ninh; 2. Tiều Ẩn cổ bích: Cái vách cổ của nhà học cụ Tiều Ẩn, ở Trại Tường; 3. Dược Lĩnh cổ viên: Cái vườn thuốc cũ ở núi Dược Lĩnh, làng Dược Sơn; 4. Bình Than cổ độ: Cái bến Bình Than cổ ở làng Chí Linh; 5. Thượng Tể cổ trạch: Chỗ nhà đất cổ của quan Thượng Tể ở làng Kiệt Đặc; 6. Phao Sơn cổ thành: Cái thành cổ ở làng Phao Sơn; 7. Vân Tiên cổ động: Cái động cổ Vân Tiên ở làng Chi Ngãi; 8. Tinh Phi cổ tháp: Cái tháp cổ của bà Tinh phi ở làng Kiệt Đặc.

Trên kia đã nói chỗ dựng bia Bát cổ này là về đất Chí Linh trước. Vậy các cụ dựng cái bia ở bên đường thế này là có ý để làm cái mốc chỉ nam ghẹo con mắt khách du quan bước chân vào hạt Chí Linh là tất sinh cái hứng đi thăm “bát cổ”.

Bây giờ từ bia “bát cổ” đi theo con đường nhỏ ấy vào độ 100 thước thì đến Trạng nguyên cổ đường. Đây là một cảnh trong tám nơi cổ tích Hải Dương, chủ nhân trong ấy là cụ Mạc Đĩnh Chi đó. Kể lịch sử cụ Mạc Đĩnh Chi thì dài lắm, mà sử chép đã tường, ai cũng hiểu cả rồi. Đây tôi chỉ lược dẫn và nghị luận vài điều đặc biệt trong lịch sử cụ mà thôi.

Cụ Mạc Đĩnh Chi là cháu năm đời cụ Mạc Hiển Tích ở làng Long Động, Chí Linh. Đỗ trạng nguyên đời vua Trần Anh Tông. Năm cụ 70 tuổi cáo lão về nhà quê, lại còn mở trường dạy học. Đây chính là chỗ di tích cái nền nhà học của cụ bấy giờ.

Lại nói về cái nền nhà học này, sau khi cụ Mạc Đĩnh Chi mất rồi, đã bỏ hoang phế hồi lâu. Sau làng Tống Xá mới xây dựng một cái chùa Phật nhỏ vào bên gọi là chùa Quất Lâm, nay vẫn còn. Đến hậu Lê, cụ Ngự sử Trần Tiến làng Trực Trì mới cùng các thân hào dỡ văn chỉ hàng huyện đem đến làm lên trên cái nền này, tức là cái miếu ngói bây giờ đây. Thế là đất thì là di tích riêng của cụ Mạc Đĩnh Chi mà miếu thì thờ chung cả các vị tiên hiền khác.

Bây giờ lại trở ra đường cái, sang đò Bình đi thẳng tuột vào đến làng Chi Ngãi, rẽ vào đồn điền Cổ Vịt, thì đến “Vân Tiên cổ động”, tức là núi Côn Sơn, tục gọi chùa Hun đó.

Động Vân Tiên từ Tây Bắc đến Đông Bắc là núi Côn Sơn. Từ Tây đến Đông Nam là mặt sau núi Phượng Hoàng; ở giữa thùng ra một bãi mai mộc, mé Đông thoáng không, trông suốt dãy núi An Phụ phủ Kim Môn như cái cửa, cho nên gọi là động.

Côn Sơn là núi chủ sơn, cửa động này, tần vần năm sáu ngọn, rộng độ 30 mẫu, cao độ 100 trượng. Hình núi như một con kì lân ngồi xổm, chỗ cao nhất về mé Tây là cái đỉnh đầu con kì lân, gọi là núi Mũ, ở đó có di tích cái chùa gọi là Thanh Hư động và một hòn đá thạch bàn to. Rồi hạ xuống chân núi là nền chùa Hun bây giờ. Về mé Đông núi có một cái suối từ ngang chúng chảy xuống mé tay phải chùa Hun, lối vào chùa phải đi qua suối ấy gọi là Nộn Ngọc tuyền. Đời Trần có cái cầu gọi là Nộn Ngọc kiều. Sách nói động Thanh Hư và cầu Nộn Ngọc ở Côn Sơn đẹp tuyệt nhân gian. Nay thì mất cả rồi.

Bao nhiêu công trình mĩ thuật của cổ nhân ở nơi động Vân Tiên này, đến nay chỉ còn một cái chùa Hun hủ-lão, còn thì mai một cả vào trong những chỗ cỏ mọc rêu phong…

Chùa Hun tên Nho gọi là Tư Phúc tự. Xem cái bia ở chùa Hương Bải làng Phù Vệ, Nam Sách nói: “Đức tổ Trúc Lâm đệ nhất gặp đức tổ Pháp Loa đưa về chùa Côn Sơn”, thì chùa Hun có từ trước Tam tổ rồi.

Đời Trần thì toàn thịnh. Đến hậu Lê thấy có bốn cái bia ghi sắc lệnh của bốn chúa Trịnh là Thanh vương, Trinh vương, Tĩnh vương và Minh vương cấp ruộng Tam bảo cho chùa thì cũng còn thịnh. Đến cuối hậu Lê, niên hiệu Thiệu Phong 17, nhà sư trùng tu lại, đủ cả tiền đường, thượng điện, hậu đường, hành lang, thiêu hương và tam quan. Đến nay thì suy đồi lắm. Chỉ còn có một cái thượng điện, một cái hậu đường đã chắp đụn mấy lần mà gần đổ nát.

Các ngài dạo xem phong cảnh từ nãy đến giờ và có lẽ đã mỏi chân rồi. Bây giờ xin mời các ngài vào yết các vị chủ nhân mà xem các ngài thế nào.

Chủ nhân trong này, thì là: Ba đức tổ Trúc Lâm, cụ Trần Nguyên Đán và cụ Nguyễn Trãi. Ba đức tổ Trúc Lâm là: Tổ đệ nhất là Giác hoàng điều ngự vương Phật, tức là vua Trần Nhân Tông xuất gia, thường về thuyết pháp ở đây. Ngài có soạn cuốn Khóa hư nói rất siêu thoát. Tổ đệ nhị là Pháp Loa tôn giả, quán ở làng Phù Vệ, Nam Sách.

Tổ đệ nhất đem về chùa Hun độ cho từ ngày còn bé. Tổ Pháp Loa có soạn cuốn thơ gọi là Đoạn sách lục. Tổ đệ tam là Huyền Quan tôn giả, tức là cụ Trạng nguyên Lí Đạo Tái, Bắc Ninh. Xuất giá tu ở An (Yên) Tử, sau về chùa Hun tịch ở đó, nay có tháp đá ở trên tầng núi thứ hai, gọi là tháp Đăng Quang.

Cuối Trần thì có cụ Trần Nguyên Đán về ở động này. Nay di tích cụ Trần Nguyên Đán và cụ bà còn được một dãy thông với một bạt cỏ chổi rễ ở trên cái bãi mai mộc trước cửa chùa Hun sau đồn điền Cổ Vịt của người Tây. Cụ Trần Nguyên Đán mất rồi thì có người cháu ngoại của cụ là Nguyễn Trãi về ở. Nay ở về mé Đông trên núi Côn Sơn có một chỗ gọi là “am trúc” là cái nền nhà học sau cụ Nguyễn Trãi khi về trí sĩ ở đó.

Thế là đã được hai nơi trong 8 cổ tích rồi, bây giờ ra cửa động theo sườn núi đi về mé Nam qua trại Trúc Cương sang Tiều Ẩn cổ bích ở núi Phượng Hoàng. Núi Phượng Hoàng ở về địa phận Trại Tường, làng Kiệt Đặc. Chủ nhân trong này là cụ Chu An đời nhà Trần kết lư (dựng nhà) dạy học ở đấy. Núi Phượng Hoàng này, hình như con phượng hoàng, địa thế cũng là một cái động.

Núi vây bốn mặt, mé đông có cửa đi vào. Lối vào cửa động bây giờ thì không có người ở mà thấy mảnh vại, mảnh bát cổ nhiều lắm, chắc là những nhà của tử đệ cụ Chu An bấy giờ ở đó. Vào một quãng đến một cái suối gọi là Miết trì (ao ba ba), suối miết trì này thông mãi mé đông bắc trong khe núi, có nhiều cá to, ba ba, cho nên gọi là Miết trì. Lội qua suối Miết Trì lên một cái dốc thì đến Tiều Ẩn cổ bích. Còn sau ba mặt cái dốc toàn những núi cao sừng sực vây như cái buồng.

Chỗ “Tiều Ẩn cổ bích” này chính là cái nền nhà học của cụ Chu An, bây giờ là cái miếu ngói ba gian. Miếu trông xuống suối Miết trì. Về mé tay phải liền trước cửa miếu có hai hòn đá bạch anh thạch hình lập phương to tướng tần vần, người ta gọi là hai hòn thạch bàn.

Chỗ nhà học này mai một vào trong cỏ rậm đã lâu. Đến Lê Cảnh Hưng có quan Án sát Hải Dương là Lê Duy Đản mới tìm ra thì chỉ còn một bức tường nhà học mà thôi. Quan Án bèn khắc vào bia gọi là “Tiều Ẩn cổ bích”. Lại đến niên hiệu Thiệu Trị gần đây, các quan tỉnh Hải Dương mới sớ xin lập miếu thờ, nay hãy còn đó.

Thế là đã xem được ba nơi trong “bát cổ” rồi. Bây giờ ta đi ra để vào làng Kiệt Đặc mà xem Tinh phi cổ tháp.

Chủ nhân ở cổ tháp này là bà chúa Tinh phi Nguyễn Thị Du, hiệu là Ngọc Duệ, sinh ở đời nhà Mạc, quán ở làng Kiệt Đặc. Bà là người nhan sắc tuyệt trần mà thông minh cũng tuyệt thế. Mười tuổi đã biết viết văn mà nhất thích là văn chương quốc ngữ.

Năm cô 20 tuổi, vua Lê Thế Tông về khôi phục được Thăng Long. Nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Trong nước nhiễu loạn. Ông thân cô đưa gia quyến tị loạn lên Cao Bằng ở. Ở Cao Bằng, cô cải ra nam trang, theo thầy đi học. Bấy giờ cả vùng Đông Bắc nước ta còn thuộc về chúa Mạc. Chúa Mạc mở khoa thi cô vào thi đỗ đệ nhất, thầy dạy đỗ thứ hai.

Lúc vào ăn yến, chúa Mạc thấy người cực đẹp mà dung mạo như con gái, bèn hỏi căn vặn thì cô thú thực. Chúa Mạc nạp cô vào hậu cung. Gọi tên cho là bà Sao Sa. Nghĩa là đẹp như ngôi sao trên trời sa xuống. Tinh phi tức là dịch nghĩa Sao Sa đó.

Khi nhà Mạc mất, bà Sao Sa trốn vào trong rừng, bị quân chúa Trịnh bắt được. Bà bảo những kẻ quân sĩ rằng: “Bay bắt được ta, bay phải đưa ta vào chỗ chúa bay. Nếu bay mà vô lễ thì ta có gươm đây, mà bay cũng không được công trạng gì”. Bọn quân sĩ thấy người ăn nói khác thường liền đưa vào nộp chúa Trịnh là Nghị vương. Chúa Trịnh yêu quý lắm. Sau bà xin ra ở chùa Vụ Nông hạt Gia Lâm. Trịnh Nghị vương mất, Dương vương nối ngôi lại mời bà vào cung làm nữ giáo sư dạy cung nhân học, ban hiệu là “Lễ sư”. Bà mất, chúa Trịnh tặng phong là Chính vương phủ thị nội cung tần đức lão Lễ sư.

Sách Chí Linh phong thổ nói mộ bà tang ở núi Trì Gôi, địa phận làng Kiệt Đặc và có xây một cái tháp lên trên mộ, nên mới gọi là “Tinh phi cổ tháp”. Nhưng tháp ấy nay không thấy, chỉ còn có tượng bà thờ ở chùa làng Kiệt Đặc. Trên ban có hai chữ đại tự là “Hoa am” và một cái bia của chúa Trịnh cấp ruộng cho làng thờ cúng bà.

Cứ trong bia bát cổ thì “Thượng tể cổ trạch” cũng ở làng Kiệt Đặc này. Thượng tể là quan tể tướng người hoàng thân tức là Huệ vũ vương Trần Quốc Chẩn. Ngài là anh vua Trần Nhân Tông được phong ấp ở đây mà lập tư đệ tại làng này. Nhưng bây giờ cũng không còn di tích gì nưa. Thế là một làng Kiệt Đặc này có hai cái cổ tích cũng chưa tìm thấy.

Ta lại trở ra đường cái đi về hướng Tây lên “Phao Sơn cổ thành” ở xã Phao Sơn. Thành này đắp ở trên núi Phao Sơn, giáp hữu ngạn sông Lục Đầu, nội bộ rộng độ 50 mẫu, là một nơi rất lợi về quân sự, cho nên tự cổ đến nay các nhà binh đều lấy làm chỗ căn cứ và tất phải tranh lấy được.

Thành Phao Sơn này nữa là sáu nơi cổ tích rồi, ta lại đi theo mé sông Lục Đầu lên vài độ đường nữa thì đến Dược lĩnh cổ viên, là bảy. Cái cổ viên này ở về địa phận làng Dược Sơn với làng Vạn An hay Vạn Kiếp, tức là toàn bộ phần đền Kiếp Bạc bây giờ. Chủ nhân vườn này là đức Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo đại vương. Chỗ này trước là đại doanh của Đại vương đóng quân, sau Đại vương lập thành tư đệ ở đó nên gọi là vườn.

Empty

Toàn cảnh đền Kiếp Bạc khoảng năm 1920. Ảnh: EFEO.

Tương truyền Đại vương giồng các vị thuốc nam ở trên núi sau quân doanh này để lấy thuốc cho quân lính uống nên gọi là Dược sơn. Hình thế cái quân doanh này, rất đẹp và rất hùng tráng, tiện lợi. Mặt trước kề bờ sông Lục Đầu. Ba mặt sau, liền với quân doanh thì núi Dược Sơn vây như cái ngai. Còn từ sau núi Dược Sơn trở đi toàn rừng núi cả.

Đường giao thông bốn ngả về kinh, thủy thì có sông Thiên Đức, bộ thì đi lối Bắc Ninh. Vào Hoan Ái, thủy thì có sông Thái Bình để sang cửa Ba Lạt sông Cái. Tiếp ứng với Tầu, bộ thì sau quân doanh có đường đi Lạng Sơn, Vạn Ninh. Thủy thì có sông Bạch Đằng ra bể. Thật là nắm được cả bao nhiêu cái then chốt địa lợi của việc binh về toàn bộ đông bắc nước Đại Việt. Còn nơi vương cung ngày trước thì bây giờ dựng cái đền thượng đền Kiếp Bạc đó. Mỗi năm cứ đến ngày 20 tháng Tám là ngày kị Đại vương thì nhân dân đến lễ bái đông lắm, gọi là hội đền Kiếp Bạc.

Thôi bây giờ ta bái tạ Đại vương để đi xuống “Bình Than cổ độ” nữa thì hết tám nơi cổ tích. Ta lại đi trở về theo mé sông Lục Đầu qua đồn Phao tức thành Phao Sơn, rồi đi xuống một thôi ngắn thì đến “Bình Than cổ độ”, tục gọi Bến Than.

Đây là một cái bến đò ngang ở mé dưới sông Lục Đầu, địa phận làng Chí Linh. Chủ nhân bến này là ông Trần Khánh Dư đời nhà Trần, đồng thời với Hưng Đạo đại vương, là một vị danh tướng có công to ở trận Bạch Đằng. Bến này là cái chỗ di tích của tướng quân gặp vua mà lúc bấy giờ Tướng quân còn là một bác lái buôn than, cho nên đời sau gọi là Bến Than vậy.

Nguyễn Trọng Thuật Nguyễn Văn Học (Sưu tầm và giới thiệu)
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.