Chợ Nồn, và yêu cầu thận trọng khi đổi tên các địa danh

Thái Hạo - Thứ Bảy, 01/10/2022 , 16:14 (GMT+7)

Ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, Thanh Hóa có một cái chợ tên chợ Nồn. Nghe các cụ trong vùng nói thì chợ và tên chợ ấy đã có lịch sử lâu đời.

123

Chợ Nồn nay đã được đổi tên thành chợ Trường Sơn.

Điều đáng kể là cách đây vài năm người ta đã đổi tên chợ, thành chợ Trường Sơn.

Hỏi lý do thì được biết là cái chữ “nồn” đó không hay, dễ bị liên tưởng linh tinh, nên chính quyền quyết định đổi tên chợ!

“Nồn”, tiếng địa phương Thanh Hóa, là từ dùng để chỉ những con vật nuôi thuộc giống cái, dù đã đến tuổi sinh sản nhưng lại không thể đẻ được, vì bị quá béo (ví dụ, Con lợn nái này bị nồn rồi, bán thịt đi thôi, nuôi làm gì tốn cám). Tôi tra từ điển tiếng Việt thì thấy từ này chưa được ghi nhận, có nghĩa rằng nó chỉ là một từ địa phương.

Tìm hiểu thêm thì được biết, cùng nghĩa với chữ “nồn” Thanh Hóa, dân Bình - Trị - Thiên dùng chữ “nân”/ “ninh”. Có nơi ở phía Bắc gọi là “sổi”. Đặc biệt, có những vùng thuộc Hà Tây cũ gọi là “chươn”; ở Nam Định, cây cối tốt lá quá mà không ra được trái thì nói bị "bỡi", riêng cây lúa thì nói bị "lốp", con nái/cái béo quá mà không chửa đẻ được thì gọi là bị "rĩ" (hay "dĩ")...

Như thế, tương ứng với từ “nồn” (Thanh Hóa), rất nhiều địa phương khác trên cả nước đều có từ ngữ tương ứng để mô tả một hiện tượng vốn gần gũi, gắn bó chặt chẽ và được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân. Điều này chứng tỏ, nồn/nân/ninh/chươn/rĩ là những từ phản ánh một thực tế quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất của dân Việt, và nó đã có một lịch sử rất lâu dài, chứ không phải một từ ngữ tầm thường.

Trở lại, “nồn” mà đọc lên thấy ngại, thấy xấu hổ là vì tiếng của một số tỉnh miền Bắc bị lẫn lộn /n/ và /l/ (gọi là nói ngọng), trong khi Thanh Hóa thì không. Nghĩa là họ phát âm sai, còn Thanh Hóa đúng. Nay vì cái sai của người khác mà mình phải sửa cái đúng của mình đi thì thật bi hài. Rốt cuộc chính quyền nơi đây đã dựa trên tiêu chuẩn nào, cả về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, để làm cái việc ngược đời đó?

DSC_1970

Cảnh thôn quê xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Mỗi tên chợ, tên làng, tên đường..., đều có lịch sử và ý nghĩa nhiều mặt của nó. Những cái tên như Phố Lố, Đồng Bàn, áp Loi, Tào Sơn (nay thuộc xã Thanh Sơn, Nghi Sơn, Thanh Hóa)... đã có lịch sử hơn 400 năm kể từ khi làng tôi được khai sinh do một vị quan triều đình họ Lương về lập làng. Thời hợp tác xã, người ta đã thay những tên cũ vốn chứa đựng cả một quá khứ thiêng liêng và ăm ắp truyền thống thành những Đội 1, Đội 2, thành những Thôn 7, Thôn 8.

Nhiều nơi xóa tên cũ để đặt tên mới là những từ ngữ mang phong cách khẩu hiệu, nào là Vinh Quang, là Chiến Thắng, là Bình Minh, là Phú Cường..., rất vô hồn và không gợi lên được chút gì trong tâm thức người dân bản địa. Tai hại hơn, những cái tên “đời mới” này đã chia cắt con người với quá khứ của họ, tạo ra một sự đứt gãy trầm trọng về mặt lịch sử, văn hóa và hồn cốt nòi giống.

Vì thế, những người làm văn hóa hay có chút hiểu biết về văn hóa sẽ không thể dễ dãi, tùy tiện mà thay đổi tên các địa danh, đó là chưa nói đến việc nực cười khi vì thiếu hiểu biết mà thay đổi một cái đúng dựa trên cái sai bởi tính cả thẹn của mình.

Những việc đổi tên như thế, dù là phạm vi rộng hay hẹp, nhỏ như tên làng hay lớn như tên tỉnh, đều phải được nghiêm túc nhìn lại, phải bảo tồn đến mức cao nhất có thể, chứ tuyệt nhiên không thể tùy tiện.

Thái Hạo
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.