Nông sản xuất khẩu 2024

Chuối Việt Nam vượt chuối Philippines ở Trung Quốc

Sơn Trang - Thứ Sáu, 19/04/2024 , 09:26 (GMT+7)

Trước đây, Philipines luôn là nước cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đầu năm nay, chuối Việt Nam đã chiếm vị trí này.

Thu hoạch chuối tại một trang trại ở Đông Nam bộ. Ảnh: Sơn Trang.

Những tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có lần đầu tiên trở thành nhà cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, chuối Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 173 nghìn tấn, trị giá 70 triệu USD, chiếm 51,5% về lượng và 45,1% về trị giá trong nhập khẩu chuối của Trung Quốc.

Với tỷ trọng như trên, không khó để nhận thấy, chuối Việt Nam chiếm hơn một nửa lượng chuối nhập khẩu vào Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm, đồng nghĩa với việc Việt Nam đã vượt qua Philippines để trở thành nhà cung cấp chuối lớn nhất cho thị trường này.

Chuối Việt Nam vượt qua chuối Philippines tại thị trường Trung Quốc, trước hết là ở vấn đề sản lượng. Trong năm nay, sản lượng chuối Philippines ở mức thấp, khiến cho giá chuối nước này có sự chênh lệch đáng kể với chuối của Việt Nam.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm nay, giá trung bình chuối Philippines nhập khẩu vào Trung Quốc là 524 USD/tấn, trong khi chuối Việt Nam là 405,4 USD/tấn. Năm 2023, Việt Nam là nguồn cung cấp chuối nhập khẩu lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc. Vì vậy, khi có sự chênh lệch lớn về giá giữa chuối Philippines và chuối Việt Nam, nhiều thương nhân Trung Quốc đã chuyển sang mua chuối từ Việt Nam.

Không chỉ giảm sản lượng, chuối Philippines còn giảm chất lượng. Trước đây, chuối của Philippines luôn được đánh giá cao về hương vị thì chất lượng mùa này lại không được như mong đợi, trong khi chất lượng của chuối Việt Nam đang ngày càng được cải thiện hơn. Chính vì vậy, người tiêu dùng Trung Quốc đang dần chú ý hơn tới chuối nhập khẩu từ thị trường Việt Nam.

Người tiêu dùng Trung Quốc đang dần quan tâm hơn tới chuối Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Mùa bán hàng cao điểm của chuối tại Trung Quốc kéo dài từ tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Năm nay, do thu hoạch chuối tại Trung Quốc muộn hơn vì điều kiện thời tiết bất lợi, nên mùa cao điểm nhập khẩu chuối dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 4/2024. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu chuối sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Tuy nhiên, giá chuối xuất khẩu giảm nhiều đang gây ra những mối lo ngại nhất định cho người trồng chuối Việt Nam.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2024, chuối nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 337 nghìn tấn, trị giá 160 triệu USD, tăng 6,1% về lượng, nhưng giảm 17,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Lượng tăng nhưng trị giá lại giảm mạnh là do giá chuối nhập khẩu bình quân trong 2 tháng đầu năm 2024 giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, ở mức bình quân 474,5 USD/tấn.

Trong bối cảnh giảm chung ấy, giá chuối Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc cũng giảm khá nhiều, với mức giảm là 16,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, đây là mức giảm thấp nhất trong số các nguồn cung cấp chuối cho thị trường Trung Quốc. Cũng trong 2 tháng đầu năm, giá chuối Philippines nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 18,2%; giá chuối Ecuador giảm 26,6%; giá chuối Campuchia giảm 30,7%; giá chuối Lào giảm tới 40,6% và giá các nguồn cung khác giảm 30,9%.

Giá chuối nhập khẩu vào Trung Quốc giảm mạnh có nguyên nhân quan trọng từ việc đã có thêm nhiều thị trường được xuất khẩu chuối vào Trung Quốc. Ông Lý Minh Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp Thanh Bình (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai), cho hay, gần đây, chuối Ecuador cũng đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Như vậy, ngoài các nguồn cung chính ở Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam, Campuchia và Lào, trong những năm gần đây, các thương nhân Trung Quốc đã tìm đến Nam Mỹ để đa dạng hóa nguồn cung chuối nhập khẩu. Đặc biệt, lượng chuối từ Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc đang có xu hướng tăng rất mạnh.

2 tháng đầu năm nay, đã có 37 nghìn tấn chuối Ecuador được nhập khẩu vào Trung Quốc, trị giá 23 triệu USD, tăng 81,2% về lượng và 33% về trị giá so với cùng kỳ 2023. Do cước vận chuyển cao hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á, nên giá chuối Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc ở mức cao nhất trong những nguồn cung chính (bình quân 620,2 USD/tấn), nhưng lượng chuối nhập khẩu từ Ecuador vẫn tăng rất mạnh. Điều này cho thấy chuối Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác sẽ phải chịu sự cạnh tranh ngày cạnh mạnh mẽ từ chuối Ecuador trong năm nay và trong những năm tới.

Vườn chuối xuất khẩu của Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp Thanh Bình. Ảnh: Sơn Trang.

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực phát triển các thị trường khác và tìm kiếm thị trường mới cho chuối Việt Nam để giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Như Hợp tác xã Nông nghiệp tổng hợp Thanh Bình đã có những đơn hàng xuất khẩu sang Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Qatar, Ảrập Xêút… Ông Lý Minh Hùng đánh giá, đây là những thị trường tiềm năng vì có nhu cầu sử dụng trái chuối gần như quanh năm. Nếu những người trồng chuối đồng lòng sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường này thì sẽ có đơn hàng với giá ổn định trong cả năm.

Sơn Trang
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm

Theo Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mở rộng thị trường này của Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về yêu cầu của Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'

Theo NAFIQPM, Việt Nam hiện có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các đơn vị dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên..., nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal như VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO.

Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn
Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn

Cho dù EU có tạm hoãn việc thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR), ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động thực hiện quy định này để chủ động nâng chất các lô hàng xuất khẩu.

Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Mỹ vẫn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bất chấp các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.