Công nghệ quyết định thị phần của hơn 1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh tại Trung Quốc

Nguyễn Thủy - Thứ Sáu, 23/08/2024 , 18:31 (GMT+7)

Để tăng thị phần xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, cần nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ cấp đông nhanh, bao bì bắt mắt, tiện lợi, dễ sử dụng...

Tháng 8 - 9 là chính vụ thu hoạch sầu riêng tại Đăk Lăk; tháng 10 - 11 chính vụ thu hoạch tại Bảo Lộc; tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa sầu riêng trái vụ tại các tỉnh miền Tây. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngày 19/8, Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết 3 Nghị định thư, mở cửa xuất khẩu chính ngạch cho trái dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang Trung Quốc, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là bước tiến quan trọng, mở cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận gần hơn thị trường 1,4 tỷ dân.

Trong số 3 mặt hàng vừa được ký Nghị định thư, sầu riêng - “vua trái cây” có giá trị xuất khẩu lớn nhất và kỳ vọng tiếp tục đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu rau quả nói riêng và nông sản của Việt Nam nói chung trong năm 2024.

Là một trong những doanh nghiệp có diện tích sầu riêng lớn tại Đăk Lăk và Lào, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cho biết, với việc đầu tư vào chất lượng, ông tự tin xuất khẩu sầu riêng khắp thế giới, không riêng thị trường Trung Quốc.

Trong đó, vườn sầu riêng tại Lào rộng 1.200ha và cho thu hoạch khoảng 200 - 300ha sầu riêng giống Monthong. “Từ tháng 5 nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã sẵn sàng đặt cọc giá cao, nhưng công ty chưa vội bán để chờ đến đúng vụ thu hoạch”, Bầu Đức nói và cho biết, với 300ha sầu riêng khi thu hoạch, dự tính có thể thu về 2.000 tấn sầu riêng.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 500.000 tấn sầu riêng tươi, thu về 2,3 tỷ USD. Trong đó, 90% là xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), thị trường Trung Quốc có nhu cầu sử dụng rau quả cao, người dân Trung Quốc có tiền để sử dụng rau quả ngoại nhập. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều lợi thế khi kế bên, gần các chợ đầu mối của Trung Quốc thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, logictis rẻ hơn, thời gian vận chuyển ngắn hơn so với các nước khác, có điều kiện cạnh tranh về giá cả. 

Tuy nhiên, theo ông Nguyên, vấn đề hiện nay là làm sao cải tiến được chất lượng ngon hơn, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn. Từ đó, tạo tâm lý an tâm cho người tiêu dùng nước bạn khi sử dụng rau quả Việt.

"Có như vậy thì việc chiếm lĩnh thị phần vào thị trường này rất khả thi, kim ngạch xuất khẩu càng ngày càng tăng", ông Nguyên nói và cho biết thêm, việc ký kết các Nghị định thư cũng là cơ hội mở cửa cho nông sản Việt Nam được vào thị trường 1,4 tỷ dân này thuận lợi hơn.

Năm 2023, Trung Quốc chi gần 6,7 tỷ USD nhập sầu riêng tươi và hơn 1 tỷ USD sầu riêng đông lạnh. Tương lai, xu hướng ưa chuộng sử dụng sầu riêng đông lạnh, tách múi, bỏ hộp, sử dụng tiện lợi tại Trung Quốc và các nước trên thế giới có thể ngày càng tăng.

Do vậy, ông Nguyên cho rằng, đây là thời điểm để các doanh nghiệp, HTX đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ cấp đông, công nghệ chế biến phải thật nhanh; bao bì đóng gói phải tiện lợi, dễ phân phối dễ sử dụng. Mặt khác, cũng đòi hỏi giống sầu riêng phải ngon, cách trồng phải chuẩn.

"Sầu riêng đông lạnh có thể giúp hạn chế tình trạng ứ đọng hàng hóa khi vào chính vụ, bán tươi không kịp thì chuyển qua chế biến. Đây là kênh sẽ giúp điều hòa sản lượng để ổn định giá cả, tăng thêm thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây là một cuộc chơi công nghệ, yếu tố logictis không thành vấn đề. Ông nào có công nghệ tốt sẽ chiếm thị phần lớn", ông Nguyên nói và cho biết, lâu nay 1 container (40 fit) sầu riêng muốn đạt tiêu chuẩn âm 18 độ trở lên thì Việt Nam phải mất khoảng 8 tiếng cấp đông, trong khi Thái Lan, Malaysia chỉ mất 1 tiếng đồng hồ. 

Còn đối với mặt hàng dừa tươi, hiện Trung Quốc cũng có nhu cầu nhập khẩu lớn mặt hàng này. Mặt khác, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Vì vậy, việc ký Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi vào thị trường này, nếu các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị tốt về nguồn hàng thì có thể thu thêm khoảng 300 - 400 triệu USD.

Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành hàng sầu riêng sẽ tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ khi Malaysia đàm phán thành công xuất khẩu quả tươi vào Trung Quốc. Dẫu vậy, loại “vua trái cây” này vẫn đang được nhiều nước ưa chuộng như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ.

Việc ký kết Nghị định thư tạo sức bật cho nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường 1,4 tỷ dân. Đây cũng là cơ hội để nông sản Việt khẳng định mình, để cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Kỳ vọng, với những thuận lợi, sầu riêng sẽ giúp Việt Nam thu về 3 tỷ USD trong năm 2024, nâng tổng kim ngạch chung cho ngành hàng rau quả lên 7 tỷ USD.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 8/2024 xuất khẩu rau quả ước đạt trên 700 triệu USD tăng 26,8% với tháng trước và tăng 50,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 8 tháng, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trên 4,58 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tốp 10 thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 7 tháng năm 2024 tiếp tục là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Nga. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc, đã chi 2,49 tỷ USD nhập khẩu rau quả của Việt Nam, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là Mỹ với kim ngạch là trên 189 triệu USD (tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái), Hàn Quốc gần 189 triệu USD (tăng trên 51% so với cùng kỳ năm ngoái), Thái Lan chi trên 122 triệu USD mua rau quả của Việt Nam (tăng trên 70% so với cùng kỳ năm ngoái).

Nguyễn Thủy
Tin khác
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam
Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Ngày 9/9, phái đoàn thương mại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Nông nghiệp đối ngoại dẫn đầu đã đến TP.HCM.

Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế
Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

TP.HCM Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon

Bên cạnh nhân lực, phương pháp, tài chính và thiết bị, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bổ sung thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể khi vận hành thị trường.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Để xuất khẩu nông sản bền vững thì đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vô cùng quan trọng

Qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kéo dài, các doanh nghiệp, nông dân và HTX ngày càng chủ động đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế.

Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ
Việt Nam nhập khẩu 500 nghìn tấn ngô, bột bã ngô từ Hoa Kỳ

Đây là một trong những hoạt động giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.

ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi
ACIAR hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu phát triển bền vững cây có múi

Một sáng kiến mới do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cây có múi của Việt Nam.

Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam
Các thị trường lớn tăng mạnh nhu cầu nhập gỗ và đồ gỗ Việt Nam

Tình hình xuất khẩu gỗ và nội thất từng bước quay lại đà tăng trưởng. Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm nguồn hàng chất lượng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD
Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt hơn 3,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên chạm mốc 5 tỷ USD trong năm nay.

Sự kiện