DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU

Bảo Thắng - Thứ Bảy, 11/05/2024 , 08:00 (GMT+7)

Những sản phẩm tổng hợp như phở bò chịu sự điều chỉnh của quy định mới (EC) 2022/2292, đòi hỏi công khai, minh bạch nhiều thông tin về xuất xứ, cơ sở chế biến.

Buổi làm việc giữa DG SANTE và các cơ quan quản lý của Việt Nam, với đầu mối là Văn phòng SPS Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Từ câu chuyện phở bò

Phở là món ăn truyền thống của Việt Nam được đông đảo bạn bè quốc tế yêu thích. Từ nhiều năm nay, phở đóng gói dạng khô đã được xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, so với việc thưởng thức trực tiếp, phở đóng gói chưa mang lại được độ tươi, ngon, đúng hương vị.

Đặc biệt quan tâm đến món phở bò, ông Renzo Moro, chuyên gia vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch thực vật Đại sứ quán Italia đặt câu hỏi, rằng khi nào bạn bè của ông tại châu Âu có thể thưởng thức một bát phở mang hương vị Việt Nam, với đầy đủ thịt bò, gia vị. Bởi từ ngày 15/12/2022, Quy định (EC) 2022/2292 có hiệu lực, trong đó có nhiều quy định mới về sản phẩm tổng hợp (ComP), mà phở bò là một trong những đối tượng phải chịu kiểm soát.

"Trước khi có Quy định (EC) 2022/2292, những sản phẩm như phở bò Việt Nam phân chia theo tỷ lệ sản phẩm có nguồn gốc động vật (PPAO). Tuy nhiên, điều này đã thay đổi", ông Moro nêu vấn đề.

Những quy định liên quan tới vệ sinh, an toàn thực phẩm tại EU do Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Ủy ban Châu Âu (DG SANTE) trực tiếp tham mưu và ban hành. Đây cũng là cơ quan đưa ra những đánh giá, cũng như thực hiện các biện pháp giám sát nhằm đảm bảo thực phẩm tại châu Âu bền vững và an toàn.

Bà Sylvie Coulon, chuyên gia cao cấp của DG SANTE thông tin, trong quy định mới (EC) 2022/2292 về sản phẩm ComP, bất kỳ nguồn thực phẩm nào chỉ cần chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật đều phải chịu điều chỉnh, do nguy cơ gia tăng dịch bệnh từ sản phẩm có nguồn gốc động vật.

EU phân biệt sản phẩm tổng hợp (ComP) và sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật (PPAO) như sau: Sản phẩm ComP là thực phẩm có chứa cả sản phẩm có nguồn gốc thực vật và sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật.

Trong đó, sản phẩm không có nguồn gốc thực vật, hoặc có nhưng không làm thay đổi đặc tính của sản phẩm có nguồn gốc động vật, hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật nhưng chưa qua chế biến thì đều không được coi là sản phẩm ComP. 

Bà Sylvie Coulon, chuyên gia cao cấp của DG SANTE. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngoài phở bò Việt Nam, bà Coulon lấy ví dụ về cá hồi tươi xiên, gà tươi xiên tiêu, sushi. Tất cả đều không được coi là sản phẩm ComP.

"Muốn biết một sản phẩm có được xếp là sản phẩm ComP hay không, chúng ta cần lần lượt trả lời 4 câu hỏi. Sản phẩm có nguồn gốc động vật không? Thành phần có nguồn gốc động vật đã qua chế biến chưa? Sản phẩm có nguồn gốc thực vật không? Thành phần có nguồn gốc thực vật có thay đổi đặc tính của thành phần có nguồn gốc động vật không", bà chia sẻ.

Với sản phẩm tổng hợp, Quy định (EC) 2022/2292 lại chia thành 3 cấp độ. Theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao là: Sản phẩm chỉ chứa thịt đã chế biến và có thời gian bảo quản dài; Sản phẩm chứa thịt đã chế biến và sữa non; Sản phẩm chứa thịt, thủy sản đã chế biến, sữa hoặc có nguồn gốc từ trứng.

Quay trở lại với câu chuyện phở bò, hiện Việt Nam mới đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Quy định (EC) 853/2004, trong đó giới hạn thành phần chỉ bao gồm thịt đã qua chế biến và không bao gồm các thành phần khác. Do đó, trong điều kiện hiện tại Việt Nam chưa thể xuất khẩu phở bò truyền thống sang châu Âu.

Không đồn đoán, cần hiểu chắc, nắm rõ quy định

"Làm thế nào để các bạn có thể xuất khẩu được phở bò?", bà Coulon tiếp tục nêu ra câu hỏi. Theo đại diện DG SANTE, nhờ việc đã ban hành và có kế hoạch, quy trình giám sát tốt các sản phẩm thủy sản, mật ong nên Việt Nam được EU xếp vào Danh mục 405, nghĩa là cho phép xuất khẩu những sản phẩm ComP vào khối này.

Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm gì, nguồn nguyên liệu lấy từ đâu và cơ sở chế biến cần đảm bảo những tiêu chuẩn gì hiện là vấn đề.

Phở là món ăn truyền thống của Việt Nam, được đông đảo bạn bè quốc tế yêu thích. Ảnh: TL.

Quy định (EC) 2022/2292 chỉ ra nhiều quy định mà một thực phẩm được nhập khẩu vào EU cần tuân thủ. Cụ thể, mọi nguyên liệu có nguồn gốc động vật trong thành phần của sản phẩm ComP đều phải được chế biến từ những cơ sở được EU phê duyệt và đặt tại các quốc gia được phép xuất khẩu sản phẩm chế biến có nguồn gốc động vật vào EU.

Về cơ sở chế biến, nếu đã được EU phê duyệt theo các quy định trước đó về chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (PPAO) và không có công đoạn chế biến thêm, hoặc chỉ xử lý thêm thành phần PPAO như một phần của quy trình cuối cùng (chẳng hạn nấu bánh làm từ trứng), thì chỉ việc đăng ký trên hệ thống.

Nếu quy trình xử lý thành phần PPAO độc lập với quy trình xử lý sản phẩm tổng hợp (ComP) cuối cùng, chẳng hạn chế biến sữa thành sữa bột để làm kem, hoặc chế biến các sản phẩm PPAO chưa qua chế biến, cơ sở phải nộp hồ sơ và chờ EU thẩm định, phê duyệt.

Trên bình diện quốc gia, các nước được EU chia thành từng phụ lục, trong đó quy định rõ nước nào được phép xuất khẩu những sản phẩm gì sang EU. Ví dụ, Việt Nam nằm trong Danh mục 405 thì được phép xuất khẩu thủy sản, thịt đã qua chế biến vào EU, nhưng không được xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ trứng.

Ngược lại, Thái Lan vừa trong Danh mục 405, vừa trong Danh mục 404, nên được phép xuất khẩu những sản phẩm như của Việt Nam, cộng thêm sản phẩm ComP có thành phần làm từ trứng.

"Muốn xuất khẩu sản phẩm ComP vào EU, doanh nghiệp phải hội tụ đủ 3 yếu tố nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, cơ sở được EU chứng nhận và nằm trong quốc gia được phép xuất khẩu sản phẩm đó. Chỉ cần một yếu tố không đạt, chẳng hạn doanh nghiệp không thuộc danh mục quốc gia được phép xuất khẩu, thì kể cả nhập khẩu nguồn nguyên liệu đạt chuẩn cũng không được phép đưa hàng vào EU", bà Coulon nhấn mạnh.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cơ quan đồng chủ trì hội nghị với DG SANTE. Ảnh: Bảo Thắng.

Thông qua Hội nghị “Phổ biến các quy định nhập khẩu nông sản thực phẩm nguồn gốc động thực vật vào thị trường EU” mà DG SANTE phối hợp đồng tổ chức với Văn phòng SPS Việt Nam, phái đoàn EU khuyến nghị doanh nghiệp, trước khi định sản xuất sản phẩm tổng hợp để xuất khẩu vào EU, cần kiểm tra và chắc chắn mọi quy định, điều kiện có tuân thủ đúng hay không. 

“Các bạn không nên đồn đoán mà cần tham vấn ý kiến của cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn để nắm chắc các quy định. Nếu cần, có thể liên hệ DG SANTE để tránh tình trạng hàng hóa bị trả lại hoặc tiêu hủy ở cửa khẩu”, đại diện DG SANTE đưa ra lời khuyên tới hơn 300 điểm cầu kết nối trực tuyến, là các Sở NN-PTNT, Sở Công thương, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng liên quan.

Cũng theo bà Coulon, những quy định mới về sản phẩm ComP được nhiều quốc gia quan tâm, bởi đây là nhóm có giá trị cao, có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh một quốc gia. Nhưng do tính phức tạp của (EC) 2022/2292 nên EU cam kết hỗ trợ mọi quốc gia thành viên WTO trong việc triển khai.

Minh bạch hơn nữa thông tin

Với những "cường quốc" xuất khẩu nông sản, thực phẩm như Việt Nam, chuyên gia Sylvie Coulon cho rằng cần minh bạch hơn nữa thông tin liên quan tới đánh giá và biện pháp xử lý, giảm thiểu rủi ro sản phẩm có nguồn gốc động vật.

3 nhóm sản phẩm tổng hợp (ComP), được EU chia theo mức độ rủi ro, được khối này đã quy định chi tiết tại Phụ lục III và V của Quy định (EU) 2020/2235. 

Nhìn chung, các sản phẩm ComP được kiểm soát chặt chẽ theo quy định tại cửa khẩu, để hạn chế dịch bệnh. Tùy từng sản phẩm và quốc gia xuất khẩu, EU sẽ yêu cầu các thủ tục đi kèm, chẳng hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Phái đoàn EU trong buổi phổ biến quy định tại Hà Nội. Ảnh: Bảo Thắng.

Tại buổi họp, bà Coulon đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu sang EU, đặc biệt là sản phẩm mì ăn liền. Đây là cơ sở để EU xem xét, biểu quyết và quyết định tăng hoặc giảm tần suất hoặc đưa ra khỏi danh sách kiểm soát khẩn cấp. 

Căn cứ vào việc tuân thủ tốt những quy định của EU đối với sản phẩm mì ăn liền, phía EU dự kiến đưa sản phẩm này ra khỏi danh sách tại Phụ lục I được cập nhật vào tháng 7 tới. Nếu không có gì thay đổi, DG SANTE sẽ đề xuất việc mì ăn liền Việt Nam sẽ không còn chịu tần suất kiểm tra tại cửa khẩu 20% khi nhập khẩu vào EU.

Đại diện DG SANTE cũng cho rằng, tín hiệu lạc quan từ mì ăn liền nói riêng, và các sản phẩm bún, miến, phở... đóng gói nói chung là tiền đề để một ngày không xa, người dân châu Âu được thưởng thức phở bò truyền thống của Việt Nam.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của quốc gia nhập khẩu là điều kiện bắt buộc để nông sản, thực phẩm Việt Nam đi xa hơn trên trường quốc tế.

"Những khuyến cáo và đánh giá của DG SANTE là hết sức quan trọng. Hy vọng, với sự phối hợp chặt chẽ từ phía bạn, nông sản, thực phẩm Việt ngày càng chất lượng và minh bạch thông tin, góp phần đưa Việt Nam trở thành bếp ăn thế giới", ông Hòa chia sẻ.

Bảo Thắng
Tin khác
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…