Nông sản xuất khẩu 2024

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ

Sơn Trang - Trần Phi - Chủ Nhật, 26/05/2024 , 21:50 (GMT+7)

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới.

Chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tại một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới sau thị trường EU. Năm 2023, do ảnh hưởng của lạm phát, khó khăn kinh tế, người tiêu dùng giảm chi tiêu..., nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 19,8 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022.

Sau khi giảm mạnh trong năm 2023, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đang tăng trưởng trở lại. Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này đạt 3,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng đáng kể trong 2 tháng đầu nay là do tình hình kinh tế Hoa Kỳ đang có xu hướng cải thiện, lượng hàng tồn kho tại nước này đang có xu hướng giảm mạnh, trong khi xu hướng tiêu dùng đang có tín hiệu phục hồi.

Đáng chú ý, các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ đánh giá cao và xác định Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Chính vì vậy, trong sự tăng trưởng trở lại về nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ, Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhất.

2 tháng đầu năm, đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ 2023. Trong tốp 10 thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Hoa Kỳ, Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất. Và ngoài Việt Nam, chỉ có 4 thị trường khác tăng trưởng dương, 5 thị trường còn lại tăng trưởng âm.

Với sự tăng trưởng như trên, Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ, chiếm 40,8% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm (2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chiếm 37,1% thị phần đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ).

2 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng. Đáng chú ý những mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ chính Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu đều là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn…

Bên trong một nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu. Ảnh: Sơn Trang.

Trong đó, ghế khung gỗ đang là mặt hàng nội thất xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 3 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ đạt 765,3 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 21,6% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ghế khung gỗ Việt Nam, đạt 595,2 triệu USD trong quý I, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 77,8% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.

Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, thương nhân ngành gỗ, dù xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đang tăng trưởng mạnh trở lại, nhưng vẫn nên theo dõi kỹ các diễn biến của thị trường này.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), cho biết, vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng ở thị trường Hoa Kỳ như lạm phát ở nước này hiện vẫn còn cao hơn so với mức 2% mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) kỳ vọng. Trong khi đó, lãi suất thế chấp nhà ở Hoa Kỳ lại tăng cao, tới trên 7%. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản ở Hoa Kỳ, qua đó, tác động tới nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất bằng gỗ. Bên cạnh đó, người dân Hoa Kỳ đang ở trong tâm lý chờ đón kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, nên chưa mạnh dạn chi tiêu.

Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của thị trường Hoa Kỳ. Cùng với đó, Hoa Kỳ cũng đang xem xét ban hành hàng loạt các thay đổi trong điều tra phòng vệ thương mại với xu hướng ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp và có khả năng tăng mức thuế trong tương lai.

Gỗ nguyên liệu trong kho của một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại. Theo đó, sẽ có một số điều chỉnh liên quan đến công tác điều tra, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bao gồm cách xác định các mức chống trợ cấp mới, và đưa ra khái niệm về thị trường đặc biệt trong điều tra chống bán phá giá. Đây là những nội dung mà các doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ cần hết sức lưu ý trong thời gian tới.

Với ngành gỗ Việt Nam, Hoa Kỳ đang tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất. Tổng cục Hải quan cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ chiếm 54,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ vượt xa so với các thị trường đứng sau như Trung Quốc (13,6%), Nhật Bản (11,1%), Hàn Quốc (5,1%) …

Sơn Trang - Trần Phi
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Từ loài cây mọc hoang thành sản phẩm xuất khẩu cho thu tiền tỷ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Từ loài cây mọc hoang thành sản phẩm xuất khẩu cho thu tiền tỷ

Cách đây vài năm, sau chuyến tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản và Israel cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, anh Tân quyết định bỏ nghề nhôm kính, chuyển sang làm nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm chính là rau má.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm

Theo Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mở rộng thị trường này của Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về yêu cầu của Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'

Theo NAFIQPM, Việt Nam hiện có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các đơn vị dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên..., nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal như VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO.

Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn
Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn

Cho dù EU có tạm hoãn việc thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR), ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động thực hiện quy định này để chủ động nâng chất các lô hàng xuất khẩu.