Nông sản xuất khẩu 2024

Gỗ Việt tranh thủ tối đa thị trường tiềm năng Canada

Bảo Thắng - Thứ Năm, 28/03/2024 , 15:25 (GMT+7)

Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada tăng bình quân 3,1% trong giai đoạn 2019 - 2023 và hiện đứng thứ 4 thế giới, sau EU, Hoa Kỳ và Anh.

Sản xuất gỗ tại một công ty thuộc Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Cơ hội lớn từ thị trường Canada

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương cho biết, gỗ và các sản phẩm gỗ hưởng lợi chung từ tín hiệu xuất khẩu tích cực trong 2 tháng đầu năm 2024. Trong đó, nhóm gỗ tăng trưởng 33%, đạt kim ngạch 2,23 tỷ USD.

Một trong những thị trường tăng trưởng tích cực là Canada. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường quốc gia Bắc Mỹ đạt 36 triệu USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Đồ nội thất bằng gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Canada. Riêng trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Canada, và tăng 176% so với tháng 1/2023. Các mặt hàng khác như gỗ, ván ép, gỗ mỹ nghệ cũng tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này.

Đà tăng xuất khẩu gỗ sang Canada đã thể hiện từ cuối năm 2023. Dù tổng giá trị xuất khẩu giảm so với năm 2022, riêng tháng 12/2023 lại cán mốc 22,2 triệu USD, tăng 38,8% so với tháng 12/2022. 

Canada là quốc gia có ngành công nghiệp gỗ rất mạnh, với sản lượng lên tới 600 triệu m3/năm. Quốc gia này cũng là một trong 10 nhà sản xuất đồ nội thất hàng thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada đang tiếp tục tăng trong bối cảnh ngành công nghiệp nội thất trong nước không thể cạnh tranh được về giá với các nhà xuất khẩu nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada tăng trưởng bình quân 3,1% trong giai đoạn từ 2019 - 2023, theo Cơ quan Thống kê Canada. Họ hiện đứng thứ 4 thế giới về nhập khẩu gỗ, sau EU, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

TS Trần Thu Quỳnh: Giới trẻ Canada có nhu cầu mua sắm đồ gỗ rất lớn.

TS Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Canada nhận định, xuất khẩu gỗ sang Canada gặp nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Về thuận lợi, do Việt Nam và Canada cùng tham gia Hiệp định CPTPP nên các sản phẩm của nước ta được ưu đãi về thuế suất hơn đáng kể so với các nước khác.

Cùng với đó, sản xuất gỗ nội địa của Canada mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy, mỗi năm Canada phải nhập khẩu một lượng không nhỏ sản phẩm loại này, đặc biệt là đồ gỗ nội thất. Tính trung bình trong giai đoạn 2014 - 2021, Canada nhập khẩu khoảng 7 tỷ USD/năm tiền đồ gỗ. 

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến xu thế tiêu dùng ở Canada, đó là mỗi năm nước này đón thêm khoảng 400.000 người dân nhập cư. Nhu cầu mua sắm đồ gỗ và trang trí nội thất, vì thế, là rất lớn. Người tiêu dùng tại đây còn có xu hướng đổi mới thiết bị nội thất liên tục, nhất là giới trẻ. Doanh nghiệp gỗ trong nước có rất nhiều cơ hội để phân khúc thị trường, nhất là đồ nội thất cho thuê hướng tới giới trẻ (nhóm đối tượng không ở chung với bố mẹ khi ngoài 18 tuổi).  

Những điều này phản ánh qua kim ngạch nhập khẩu gỗ nói chung của Canada. Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng có tăng trưởng dương ngay từ đầu năm 2024.

Cẩn trọng với phòng vệ thương mại

Kinh tế Canada được nhiều chuyên gia nhận định là chưa vượt qua hẳn khó khăn về tình trạng lạm phát bởi quốc gia này vẫn duy trì mức lãi suất cao, nợ tiêu dùng leo thang, căng thẳng trong lĩnh vực nhà ở chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tất cả các yếu tố này khiến nền kinh tế Canada trong năm 2024 chưa thể dự báo lạc quan, theo TS Trần Thu Quỳnh, sẽ kéo theo thói quen thắt chặt tiêu dùng của người dân. Điều này thể hiện rõ ở giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Sau tháng 1/2024 tăng trưởng mạnh, giá trị xuất khẩu đã quay đầu ngay vào tháng 2.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, bà Quỳnh tin rằng doanh nghiệp ngành gỗ cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới, còn nhiều dư địa. Và Canada nằm trong số ấy.

Thế mạnh của Canada là gỗ xẻ, sản phẩm mà quốc gia này có thể xuất khẩu 8 tỷ USD mỗi năm.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 340 triệu USD đồ gỗ nội thất sang Canada, chiếm chưa đầy 15% thị phần. Tỷ lệ này nhích nhẹ lên 15,5% vào đầu năm 2024, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam và dư địa của thị trường Canada.

Ông Denis Charest, Phụ trách thiết kế, marketing và kinh doanh đồ gỗ nội thất Công ty DM-2 Inc tại Canada khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ qua 3 mô hình chính. Đó là: Bán trọn container hàng hóa cho nhà nhập khẩu; Chia nhỏ hàng trong container, bán các đơn độc lập cho nhiều nhà nhập khẩu; Lưu kho hàng hóa và bán từ kho cho các nhà bán lẻ nhỏ.

"Dù với mô hình nào, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm được đối tác tin cậy để mở rộng cửa vào Canada nói riêng, cũng như Bắc Mỹ nói chung", ông nhấn mạnh.

Yêu cầu đối với hàng hóa của thị trường Canada ngày càng khắt khe, với rất nhiều hàng rào thương mại, đang đặt ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, phía bạn còn dự định thực hiện nhiều chính sách giám sát và siết chặt quản lý hàng nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nội địa.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng lừa đảo khi xuất khẩu hàng hóa sang Canada. Phương thức lừa đảo phổ biến là một số cá nhân tự tiếp cận hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, có uy tín cao, có danh tiếng của Canada. Sau đó, đối tượng dùng tên của các chủ doanh nghiệp này để đi lừa đảo đối tác Việt Nam, với những hình thức chủ yếu là gọi điện trực tiếp hoặc qua email, Whatsapp, Viber.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị Canada cần hết sức thận trọng; chủ động bám sát, cập nhật thông tin thị trường để có chiến lược xuất khẩu hợp lý, hiệu quả và biện pháp xử lý kịp thời khi phát sinh các sự cố.

Mặc dù được công nhận vận hành theo kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần cẩn trọng với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại Canada. TS Trần Thu Quỳnh thông tin, nếu có nguyên đơn đi kiện và cung cấp đủ thông tin, giới chức nước này vẫn sẽ thụ lý và tiến hành điều tra.

Theo một khảo sát được thực hiện vào năm 2022, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào Canada thừa nhận, họ đã hoặc đang phải chịu mức thuế suất gần 200%.

Bảo Thắng
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.