Nông sản xuất khẩu 2024

Loạt mặt hàng gỗ nhiều triển vọng sang thị trường EU

Bảo Thắng - Thứ Bảy, 30/03/2024 , 14:00 (GMT+7)

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU đã lấy lại sức tăng trưởng trong đầu năm 2024, cùng với đó là nhu cầu tăng của viên nén, ván và ván sàn.

Đồ gỗ nội thất phòng ngủ là điểm sáng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2024.

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương cho biết, sau 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ đạt 296 triệu USD, tăng 61,2%so với năm 2023. Đây là tín hiệu rất tích cực khi đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới rất khó đoán định, nhu cầu hàng hóa tại nhiều thị trường lớn sụt giảm.

Dự báo trong cả năm 2024, xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ có nhiều cơ hội tăng trưởng bởi vấn đề hàng tồn kho cao tại nhiều quốc gia đang dần được khắc phục. Cùng với đó, doanh nghiệp trong nước tiếp tục tận dụng được những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do.

Một trong số đó là EVFTA. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 106 triệu USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường này giảm đáng kể trong năm 2023 do nhu cầu của khối chịu ảnh hưởng bởi tác động của lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt và nhiều yếu tố khách quan đã kìm hãm sự tăng trưởng trên toàn EU.

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) tổng kết, trong năm 2023, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU đạt 22,3 tỷ Euro (tương đương 24,3 tỷ USD), giảm 9,6% so với năm 2022. Việt Nam chịu ảnh hưởng khi tỷ trọng nhập khẩu chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU.

Dù vậy, thị trường này đang có xu hướng phục hồi nhanh, nhất là phân khúc đồ nội thất bằng gỗ. Ngay trong tháng 1/2024, nhóm mặt hàng này chiếm tới 73,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU, đạt 52,8 triệu USD, tăng 66,9% so với tháng 1/2023.

Ngoài ra, một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ khác xuất khẩu sang thị trường EU cũng tăng đáng kể trong tháng 1/2024 như gỗ viên nén và gỗ, ván và ván sàn.

Ông Trịnh Hữu Kiên: EU là điểm sáng xuất khẩu đầu năm 2024.

Ông Trịnh Hữu Kiên, Tổng giám đốc Tập đoàn KES, doanh nghiệp chuyên sản xuất ván gỗ công nghiệp tại Bình Phước, thừa nhận châu Âu là điểm sáng trong giai đoạn đầu năm 2024. Đơn cử, công ty ông xuất khẩu sang Hà Lan tháng 1 tăng gần gấp đôi.

Dư địa của thị trường EU rất lớn nhưng yêu cầu của khối cũng rất khắt khe, theo ông Kiên. Doanh nghiệp ngoài việc phải đầu tư nhiều chi phí để cải thiện thiết bị và công nghệ, còn phải đối mặt với việc EU đang đẩy mạnh xu hướng đa dạng hoá nguồn cung, chuỗi cung ứng. 

Khối này cũng đưa ra nhiều quy định mới, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... gọi chung là tiêu chuẩn xanh của EU. Trong khuôn khổ Thỏa thuận xanh, tháng 6/2023, EU đã ban hành quy định chống phá rừng (EUDR) có hiệu lực vào cuối năm 2024 nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất và suy thoái rừng.

Để tiếp tục duy trì giao thương, các công ty kinh doanh gỗ tại EU phải chứng minh hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Từ tháng 10/2023, các quốc gia châu Âu đã gửi yêu cầu về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) tới đối tác. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU sẽ phải chịu thêm chi phí, chuyển đổi mô hình sản xuất ít phát thải hơn để có tín chỉ carbon.

EU cũng đưa ra quy định về giới hạn mới về formaldehyde trong sản phẩm tiêu dùng. Đối với các sản phẩm và đồ nội thất bằng gỗ, giới hạn liên quan trong tương lai sẽ là 0,062 mg/m3. Một loạt những quy định mới khiến ông Kiên đưa ra nhận định: "Duy trì xuất khẩu sang EU là vấn đề không đơn giản".

EU tiếp tục là nhà nhập khẩu gỗ số 1 thế giới. 

Theo đánh giá của Statista, vào năm 2024 thị trường nội thất tại châu Âu sẽ có doanh thu khoảng 236,8 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép 3,28%. Trong đó, phân khúc nội thất phòng khách ước đạt 62,73 tỷ USD vào năm 2024, chiếm ưu thế tại thị trường này.

Là ngành duy nhất trong nhóm nông, lâm, thủy sản đạt giá trị xuất khẩu "tỷ đô" ngay trong tháng 1/2024, ngành gỗ nhiều khả năng hoàn thành sớm mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỷ USD trong năm. 

Dù vậy, giống như nhiều nhóm ngành hàng khác, gỗ và lâm sản ngoài gỗ cũng "đau đầu" vì vấn đề logistics. Nhiều doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) than phiền, rằng có những container hàng vận chuyển chi phí trước đây chỉ hơn 1.000 USD thì nay tăng đến hơn 6.800 USD. Lợi thế về giá của sản phẩm Việt Nam bị giảm đi đáng kể.

Để giải quyết, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã đề nghị doanh nghiệp chế biến gỗ đẩy mạnh liên kết với người trồng rừng và các chủ rừng để phát triển rừng gỗ lớn. "Việc này không chỉ người trồng rừng được hưởng lợi mà các doanh nghiệp cũng có thể chủ động được nguồn nguyên liệu hợp pháp, có chứng chỉ, có nguồn gốc", ông nói.

Hiện các doanh nghiệp chế biến gỗ chưa phải thực hiện nghĩa vụ đo đếm lượng phát thải khí carbon, nhưng trong tương lai gần, họ có thể phải chịu điều này theo yêu cầu của EU cùng một số quốc gia khác. Vì lẽ đó, giảm phát thải, tránh rủi ro là yêu cầu tiên quyết lúc này.

Kinh tế thế giới năm 2024 có khả năng tăng trưởng khả quan hơn so với các dự báo đưa ra vào cuối năm 2023. Bằng chứng là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã nâng dự báo mức tăng trưởng GDP lên 2,1%, cao hơn so với dự báo 1,4% hồi tháng 12/2023.

Theo nguồn tin từ Furniture Today, thị trường nội thất gỗ toàn cầu năm 2024 được dự báo tăng khoảng 5% so với năm 2023, ước đạt 660 tỷ USD. Điều này tạo cơ hội cho một số thị trường mới nổi như Indonesia thâm nhập thị trường toàn cầu.

Từ lâu, đồ nội thất Indonesia đã được biết đến với chất lượng đảm bảo, vật liệu bền và thân thiện với môi trƣờng, thiết kế độc đáo và sự khéo léo của các thợ thủ công Indonesia. Những thế mạnh cốt lõi này của các sản phẩm Indonesia được khách hàng quốc tế ghi nhận.

Năm 2023, ngành nội thất đóng góp 1,3% vào GDP của Indonesia, với trị giá xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD. Sự phát triển của ngành nội thất Indonesia còn được tiếp sức bởi Chính phủ, như các ưu đãi về thuế, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu.

Bảo Thắng
Tin khác
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…