Nông sản xuất khẩu 2024

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng 2 con số

Sơn Trang - Trần Phi - Thứ Tư, 22/05/2024 , 14:30 (GMT+7)

Sau khi giảm nhiều trong năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong những tháng đầu năm nay.

Chế biến đồ gỗ xuất khẩu ở Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đang có sự tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm nay. Tính đến hết tháng 4, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,35 tỷ USD, tăng 27,7%.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới các thị trường chính đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực. Dẫn đầu là xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2023; tiếp theo là xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc đạt 668 triệu USD, tăng 38,3%; Canada đạt 77,5 triệu USD, tăng 29,2%; Anh đạt 73 triệu USD, tăng 21,3%; Úc đạt 46 triệu USD, tăng 28,7% ...

Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tăng trưởng trở lại ở nhiều thị trường quan trọng được cho là nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tại thị trường Hoa Kỳ đang có những động thái về cắt giảm lãi suất, qua đó kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khu vực EU cũng đã vượt qua giai đoạn suy thoái, lượng tồn kho sản phẩm gỗ đã cạn nên các thương nhân bắt đầu tăng nhập khẩu trở lại.

Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nhiều thị trường lớn khác cũng đang phục hồi. Theo Cơ quan Thống kê Canada, 2 tháng đầu năm nay, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada tăng 11,9%. Thông tin từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho thấy, cũng trong thời gian trên, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này tăng 17%. Còn theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Úc tăng 26,7% trong 2 tháng năm 2024.

Một số sản phẩm nội thất bằng gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Nhờ tăng trưởng mạnh về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Tại thị trường Hoa Kỳ, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 40,8% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong 2 tháng đầu năm nay.

Cũng trong thời gian này, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm 14,8% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada và 22% của Nhật Bản. Tại thị trường Úc, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm 10% tổng giá trị nhập khẩu.

Thông tin từ ngành gỗ cho thấy, do nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có dấu hiệu hồi phục ở nhiều thị trường, đơn hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đã có sự phục hồi đáng kể, bằng 80 - 90% so với năm 2022.

Ở các tỉnh có ngành công nghiệp gỗ lớn, sự phục hồi của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang góp phần quan trọng vào xuất khẩu của địa phương. UBND tỉnh Bình Dương - tỉnh xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam, cho biết, trong quý I, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của tỉnh này đạt hơn 1,35 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng 32,7% so với cùng kỳ và chiếm 83,1% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; thị trường châu Âu tăng 23,7%; Nhật Bản tăng 6,5%; Canada tăng 34,2%; Hàn Quốc tăng 10,7%... Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 16,9% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương.

Gỗ nguyên liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất tại một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Sơn Trang.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, việc tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đầu năm nay vẫn chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất bằng gỗ trên thị trường thế giới. Trước hết, trong những tháng đầu năm thường là thời điểm các doanh nghiệp tập trung giao hàng với các sản phẩm đồ gỗ ngoài trời, và nhóm sản phẩm này đóng góp phần lớn vào kim ngạch cũng như tăng trưởng xuất khẩu trong quý I.

Bên cạnh đó, do giảm mạnh nhập khẩu trong năm 2023, nên tồn kho nhiều sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ ở các thị trường đang suy giảm đáng kể, khiến cho các nhà nhập khẩu phải đẩy mạnh mua hàng trong những tháng đầu năm nay để củng cố lượng hàng tồn kho. Do đó, sự tăng trưởng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ tại nhiều thị trường trong những tháng đầu năm nay chưa phản ánh đúng sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.

Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường, những biến động về cung - cầu ở các thị trường lớn, thị trường truyền thống, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm thêm khách hàng ở các thị trường khác.

Sơn Trang - Trần Phi
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.