Nghề nuôi lợn châu Âu trước khó khăn kép

Kim Long - Thứ Ba, 28/04/2020 , 19:19 (GMT+7)

Không chỉ có Covid-19 đang gây ra khủng hoảng ở châu Âu, với nông dân nuôi lợn họ còn nơm nớp nỗi lo dịch tả lợn châu Phi (ASF) vẫn đang rình rập.

Dịch tả lợn châu Phi lây từ lợn rừng đang đe dọa sinh kế của người chăn nuôi lợn ở châu Âu. Ảnh: ERN

Mặc dù ASF không lây nhiễm và gây rủi ro cho con người, nhưng nó lại gây ra những tổn thất kinh tế lớn, đặc biệt là các quốc gia ở tuyến đầu gồm Georgia, Nga và Ba Lan rồi gần đây lan rộng sang biên giới Đức.

Ông Tomasz Zdrojewski, điều phối viên tổ chức phi chính phủ chống săn bắn của Ba Lan cho biết, vài tuần gần đây đã phát hiện rất nhiều vết máu lợn rừng bị săn bắn dài hàng chục mét. Đây thực sự là một vấn đề bởi nguy cơ lây lan dịch bệnh khá cao, đe dọa ngành công nghiệp chăn nuôi lợn tại châu Âu.

Nhân viên thú y Đức làm xét nghiệm mẫu xác lợn rừng thu lượm từ khu vực biên giới giáp ranh Ba Lan. Ảnh: ERN

Theo ông Zdrowjeski, việc người dân đi săn lợn rừng ở các vùng đệm không những làm vương vãi máu mà con khiến bầy đàn lợn hoang sợ hãi chạy đến các vùng khác, nhất là ở phía tây Ba Lan, nơi vẫn đang có ổ dịch.  

Tại thị trấn Miedzyrzecz, nơi vẫn chưa hết dịch ASF, chủ doanh nghiệp Pawel Egrowski chuyên xuất khẩu thịt lợn sang Anh và Nhật Bản cho biết, ngay từ khi biết có ổ dịch đã bán gấp đàn lợn 9.000 con và tìm cách bảo hộ nghiêm ngặt khu vực chuồng trại.

Ông Egrowski nói: "An toàn sinh học thực sự rất quan trọng bởi xe cộ đến từ khắp mọi nơi nên chúng tôi bắt buộc phải khử trùng toàn bộ”.

Trước đó, chủ trang trại lợn này đã có buổi tiếp xúc với Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan và vị đại diện chính phủ nói rằng nông dân rất tán thành kế hoạch bắn chết 90% đàn lợn hoang trong nước. Theo đó, một điều luật bổ sung cho phép người dân sử dụng súng giảm thanh để săn lợn rừng và nếu cần thiết có thể nhờ quân đội hỗ trợ. Ước tính từ đầu năm đến nay đã có khoảng 2.000 con lợn rừng bị tiêu diệt.

Nông dân thị trấn Miedzyrzecz (Ba Lan) phun xịt khử trùng để bảo vệ đàn lơn. Ảnh: ERN

Ngoài ra, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn cũng nhận được sự hỗ trợ của nhà nước để chuyển đổi sang mô hình giãn cách, giảm mật độ một nửa so với trước đây để đối phó với ASF.

Theo các chuyên gia động vật hoang dã, lợn rừng là con vật có khả năng bơi rất tốt. Hồi tháng 3 vừa qua, họ đã phát hiện một con bị nhiễm bệnh trên một con sông rộng 10 km, giáp ranh giữa biên giới Ba Lan và Đức. Ngay sau đó chính phủ hai nước đã triển khai dựng một hàng rào dài 130 km ngăn lợn rừng qua lại xuyên biên giới vùng Saxony để giảm nguy cơ lây lan bệnh dịch.

Dirk Wurfel, quan chức kiểm dịch Đức cho biết, nếu nước này bị phát hiện có dịch tả lợn, dù chỉ một con thôi cũng sẽ bị cấm xuất khẩu. Tương tự, người chăn nuôi lợn ở Hà Lan và Đan Mạch cũng đang lo ngại sẽ rơi vào tình cảnh cùng lúc phải đối phó với hại loại dịch bệnh lớn trên cả người và vật nuôi.

Tại thị trấn Ges, miền đông Ba Lan, chủ trang trại Andrezej Waszczuk là một người có ba đời theo nghề nuôi lợn cũng đang rất lo lắng về nghề truyền thống của gia đình có thể sẽ kết thúc sớm. Trong năm 2019 tại vựa chăn nuôi này của Ba Lan đã có khoảng 35.000 đầu lợn buộc phải tiêu hủy vì ASF và từ đầu năm đến nay dịch tiếp tục lan tới miền tây khiến thêm 24.000 con nữa bị tiêu hủy.

Nghề nuôi lợn tại nhiều quốc gia châu Âu đang đứng trước nỗi lo sinh tử. Ảnh: ERN

Anh Andrezej cho rằng, lỗi thuộc về chính phủ vì đã không kiểm soát được đàn lợn hoang bị dịch lây sang các trang trại chăn nuôi. “Những xác lợn rừng bị vương vãi không được tiêu hủy đúng cách đã làm lây lan virus và bùng phát các ổ dịch khiến cho khoảng 2.000 hộ chăn nuôi trong vùng điêu đứng”, chủ trang trại này cho biết.

Hiện Ba Lan và Đức đang tăng cường các giải pháp hợp tác chống lại bệnh dịch nhưng ASF vẫn lơ lửng gây ra thảm họa kinh tế cho người chăn nuôi lợn.

Kim Long
Tin khác
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…