Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia

Hoa Lay Ơn - Thứ Hai, 17/06/2024 , 15:56 (GMT+7)

Ở Indonesia, đội ngũ nữ kiểm lâm không ngại khó khăn, ngày đêm giữ rừng, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững.

Indonesia có diện tích rừng nhiệt đới chiếm tới hai phần ba lãnh thổ, nhưng phải đối mặt nạn phá rừng nghiêm trọng. Ảnh minh họa.

Làng Damaran Baru, tỉnh Aceh, Indonesia, là một ngôi làng nhỏ yên bình dưới chân núi, hàng nghìn đời nay người dân nơi đây được bao bọc, che chở dưới những tán rừng già.

Bài hát vui nhộn về những chú vượn vang vọng qua những tán lá cây, xen lẫn tiếng cười giòn tan của 7 nữ kiểm lâm đang tuần tra rừng. Một nữ kiểm lâm thấy người dân bản địa đi ngang qua và ngay lập tức nhắc nhở: “Hãy nhớ không được đốn chặt cây gỗ ở bất kỳ chỗ nào mà ông đi tới, đồng ý chứ?”.

Đây là chiến thuật bảo vệ rừng của những người phụ nữ trong tổ bảo vệ rừng cộng đồng của làng Damaran Baru. Một trong những chính sách mới của Indonesia trong công tác bảo vệ rừng bền vững là đào tạo phụ nữ bản địa trở thành những kiểm lâm dũng cảm, bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt.

Indonesia có diện tích rừng nhiệt đới chiếm tới hai phần ba lãnh thổ, nhưng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật quý hiếm như đười ươi, voi, và nhiều loài hoa quý.

Từ năm 1950, hơn 740.000km2 rừng già đã bị hủy hoại nghiêm trọng do nạn đốt phá rừng để thay thế bằng các đồn điền trồng cao su, cọ dầu và nguyên liệu giấy. Indonesia đã và đang đối mặt với nạn phá rừng nghiêm trọng, yêu cầu nhiều giải pháp cấp bách.

Tại Damaran Baru, nơi có diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất khu vực Nam Á, rất nhiều ngôi làng có sinh kế phụ thuộc vào những cánh rừng già. Nông dân trồng cà phê dưới tán rừng và phát triển kinh tế nhờ rừng. Nguồn nước ngầm từ đầu nguồn đã trở thành nguồn nước sạch quý giá phục vụ cho người dân ở các bản làng sống cạnh những khu rừng già.

Một trong những chính sách mới của Indonesia trong công tác bảo vệ rừng bền vững là đào tạo phụ nữ trở thành kiểm lâm viên. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, tình trạng tàn phá rừng một cách vô trách nhiệm của chính những người nông dân địa phương đã khiến những cánh rừng già bị hủy hoại nghiêm trọng. Năm 2015, lũ lụt và sạt lở đất đã nhấn chìm ngôi làng, khiến hàng trăm người dân phải di tản. Khi dòng nước xoáy chảy xuống làng, cô Sumini, một người phụ nữ trong làng, đã tận mắt chứng kiến những cây gỗ lớn bị đốn hạ trôi theo dòng nước. “Tôi đã nhận ra nguyên nhân của thảm họa thiên tai này chính là tình trạng phá rừng trái phép đang diễn ra tại nơi chúng tôi sinh ra và lớn lên,” cô chia sẻ.

Sumini suy nghĩ và nhận thấy, người dân trong làm cần tiên phong hành động, không thể im lặng nhìn lá phổi xanh bị hủy hoại từng ngày. Cô nhấn mạnh: “Hãy ngăn chặn lâm tặc trước khi thiên nhiên tiếp tục nổi giận và nhấn chìm ngôi làng của chúng ta như trận lũ lụt lịch sử vừa qua”.

Sumini nảy ra một ý tưởng mới là vận động các chị em trong làng trở thành những nữ kiểm lâm viên tuần tra bảo vệ rừng. Ý tưởng này đã nhận được sự hoan nghênh và cho phép từ Chính phủ Indonesia.

Từ đó, Sumini bắt đầu làm việc cho Quỹ Rừng, Tự nhiên và Môi trường Aceh, một tổ chức đào tạo phụ nữ trong làng những kỹ năng cơ bản trong tuần tra, bảo vệ rừng như phương pháp đọc hiểu bản đồ, sử dụng các thiết bị phát tín hiệu như GPS và đánh dấu các hoạt động của động vật hoang dã.

Tháng 1/2020, tổ bảo vệ rừng cộng đồng đầu tiên của làng đã bắt đầu công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Những nữ kiểm lâm tiến sâu vào cánh rừng với các trang thiết bị được sử dụng thành thạo. Họ đi theo hướng dẫn của bản đồ, ghi chép lại các danh mục rừng đặc hữu, đánh dấu các khu vực rừng bị tàn phá, và treo các rải băng rôn kêu gọi người dân ngừng phá rừng. Đồng thời, họ vận động người dân trồng lại rừng, tái sinh những cánh rừng đã bị tàn phá trước đó.

Tổ kiểm lâm viên cộng đồng tích cực tuyên truyền các hoạt động phá rừng trái phép ở Indonesia. Ảnh: New York Times.

Sumini cùng các chị em trong làng đã thuyết phục người dân bằng cách kiên nhẫn và nhẹ nhàng, thay vì sử dụng các biện pháp ép buộc hay đối đầu với những người đàn ông chỉ quen với săn bắn và chặt phá rừng.

Muhammad Saleh, 50 tuổi, từng là một lâm tặc khét tiếng trong vùng. Khi kinh tế còn khó khăn, ông đã săn bắn các loài động vật quý hiếm như hổ với giá bán 1.250 USD. Không những thế, Muhammad còn săn nhiều loài chim quý và chặt cây lấy gỗ. Vợ của ông, Rosita, 44 tuổi, từng che giấu hành động này. Tuy nhiên, tổ kiểm lâm viên cộng đồng đã thuyết phục Rosita khuyên bảo chồng ngừng các hành động trái phép đó và tham gia vào tổ tuần tra viên của địa phương.

Sau nhiều lần thuyết phục, Muhammad và nhiều người đàn ông khác trong làng đã ngừng săn bắn và trở thành những người bảo vệ rừng cùng với các phụ nữ. Hơn 1.865 hộ dân ở làng Damaran Baru đã được chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ ngân sách và hướng dẫn họ phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Những nữ kiểm lâm viên trong tổ kiểm lâm cộng đồng đã được trao quyền, có thể thực hiện công tác xã hội, tuần tra và bảo vệ cánh rừng già, và được tôn vinh trong các sự kiện trọng đại của ngành kiểm lâm Indonesia. Chính phủ Indonesia hoan nghênh các nữ kiểm lâm viên tự quản và khuyến khích nhân rộng mô hình này để cùng chung tay bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.

Quan trọng hơn cả, hành động tình nguyện tuần tra và bảo vệ rừng không quản ngại khó khăn của những nữ kiểm lâm đã truyền cảm hứng mạnh mẽ tới con cháu của họ. Những thế hệ trẻ trong tương lai được kỳ vọng sẽ trở thành những chiến sĩ kiểm lâm bảo vệ rừng, kiên quyết thực hiện lời thề giữ rừng mà cha ông đã bảo vệ từ hàng ngàn đời nay.

Hoa Lay Ơn
Tin khác
Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc
Thái Lan đưa ra cảnh báo về 'sầu riêng Hải Nam' của Trung Quốc

Giới chức Thái Lan cảnh báo các nhà xuất khẩu sầu riêng không nên tự mãn vì Trung Quốc đã bắt đầu đưa vào thị trường 'sầu riêng Hải Nam' với giá khoảng 420.000 đồng/kg.

Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon

Những bí ẩn về loại đất được mệnh danh là ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon được các nhà khoa học hé lộ và những tranh cãi chưa có hồi kết.

EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal
EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal

EC đã đưa ra cảnh báo ‘thẻ vàng’ với Senegal, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của nước này là tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống khai thác IUU.

Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời
Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp
New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.

Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng
Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng

Một ‘siêu bò’ thuộc giống bò bản địa của Brazil đã lập kỷ lục Guinness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (khoảng 101 tỷ đồng).

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng
Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng

Bảy con ngựa Przewalski hoang dã cực hiếm trên thế giới đã được chuyển đến quốc gia Trung Á từ các vườn thú ở châu Âu.

Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc
Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã triển khai nhiều công nghệ và kỹ thuật canh tác hiệu quả cao, trong đó phải kể đến 'bộ não kỹ thuật số', siêu lúa 8022 và hạn canh.

Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật
Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật

Thái Lan đã ghi nhận những kết quả tích sau khi cấm thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu chlorpyrifos độc hại, cũng như hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày
Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày

Ở Tân Cương, Trung Quốc, các nhà khoa học đang ứng dụng các công nghệ nhà kính tiên tiến để phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn.