Nông sản Việt Nam xuất khẩu đối mặt với gia tăng cảnh báo từ EU

Quỳnh Chi - Bảo Thắng - Thứ Sáu, 02/08/2024 , 12:28 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường số lượng các hoạt chất mà doanh nghiệp và người nông dân cần đặc biệt chú ý khi sản xuất và xuất khẩu nông sản để tránh cảnh báo từ EU.

TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trình bày về giải pháp đáp ứng quy định an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động thực vật. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Số cảnh báo từ EU tăng bất thường

Theo TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng bất thường trong số lượng cảnh báo từ EU, với tổng cộng 57 các hoạt chất thường bị EU kiểm soát mà doanh nghiệp, người nông dân cần đặc biệt chú ý, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2023, khi chỉ có 31 cảnh báo. Đặc biệt, TP.HCM đóng góp một tỷ lệ lớn với 23/57 lượt cảnh báo, mặc dù các vùng sản xuất chính có thể không nằm tại TP.HCM. 

Sự gia tăng này dẫn đến việc EU tăng cường tần suất kiểm tra biên giới đối với nông sản xuất khẩu từ Việt Nam. Hiện tại, 4 mặt hàng nông sản phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, bao gồm thanh long (30%), ớt (50%), đậu bắp (50%) và sầu riêng (10%). 

EU định kỳ rà soát và áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra và quản lý nhập khẩu mỗi 6 tháng. Tuy nhiên, sự góp ý từ Việt Nam đối với các thông báo dự thảo về biện pháp SPS vẫn còn hạn chế. Chỉ một số ít địa phương, chẳng hạn như Hải Dương, thực sự quan tâm và có phản hồi đầy đủ và kịp thời. Ngược lại, việc góp ý cho các thông báo và dự thảo biện pháp SPS của các thành viên WTO còn rất hạn chế, dẫn đến tình trạng không thể hiện rõ quan điểm và yêu cầu của Việt Nam.

Nếu không có giải pháp kịp thời, nông sản thực phẩm và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị tăng cường kiểm tra biên giới theo quy định của EU, ảnh hưởng đến tiến trình xuất khẩu và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong nửa đầu năm 2024, hệ thống RASFF (Hệ thống Thông tin về An toàn Thực phẩm và Thức ăn) đã ghi nhận tổng cộng 2.708 cảnh báo, trong đó Việt Nam chỉ chiếm 57 cảnh báo, tương đương 2,1%. Mặc dù tỷ lệ này nằm ở mức trung bình so với các quốc gia trong khu vực, nhưng nếu so với năm 2023, khi Việt Nam chỉ nhận tổng cộng 67 cảnh báo từ EU trong cả năm, thì con số này cho thấy sự gia tăng đáng kể.

Thanh long nhập khẩu vào thị trường EU chịu tần suất kiểm tra biên giới tăng 30%. Ảnh minh họa.

Một số sản phẩm nông sản của Việt Nam bị EU cảnh báo gồm:

- Rau, quả, gia vị và sản phẩm có nguồn gốc thực vật: Thanh long, ớt, quế, đậu bắp, chôm chôm…

- Sản phẩm thủy sản: Cá, mực, tôm, ếch, ngao…

- Sản phẩm chế biến khác: Tinh dầu húng quế, mứt dừa, bánh phở…

Nguyên nhân gia tăng số lượng cảnh báo

Hiện nay, xu thế các quốc gia và vùng lãnh thổ gia tăng các biện pháp an toàn thực phẩm (ATTP) và an toàn dịch bệnh động thực vật đối với nông sản thực phẩm và thủy sản nhập khẩu ngày càng tăng, đi cùng xu thế sử dụng các sản phẩm an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, sản phẩm khai thác hợp lý, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm giảm phát thải, sản phẩm dựa trên giá trị, sản phẩm xanh…

Trong khi đó, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.

Một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ cảnh báo nông sản Việt Nam nhập khẩu vào EU là do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu. Vì quy định mức dư lượng tối đa (MRL) đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và am hiểu khoa học, kỹ thuật.

Ngoài ra, theo thói quen từ trước, người sản xuất ở một số nơi còn chưa có biện pháp, kế hoạch sử dụng các loại thuốc BVTV, thuốc kháng sinh, phân bón không đúng hướng dẫn. Ví dụ ở Thừa Thiên Huế năm 2020, 95% hộ nuôi tôm sử dụng kháng sinh.

Từ vùng trồng, hiện tượng sử dụng thuốc BVTV, phân bón không đúng quy định, vượt mức dư lượng thuốc BVTV cho phép; kiểm soát sinh vật gây hại, các nguồn tác động còn chưa chặt chẽ; chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức MRL đối với mỗi hoạt chất của mỗi nước là khác nhau.

Từ vùng nuôi thủy sản, còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản do người nuôi tự ý sử dụng kháng sinh, sử dụng không đúng liều lượng và thiếu hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh. Môi trường nuôi cũng bị ô nhiễm bởi các nguồn như thuốc BVTV và phân bón hóa học.

Các vùng sản xuất cần sử dụng phân bón đúng quy định. Ảnh: Kim Anh.

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát cũng là một lý do khiến số lượng cảnh báo tăng. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định và chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm. Tỷ lệ giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa đạt. Ví dụ sầu riêng chỉ giám sát 52% vùng trồng và 47% cơ sở đóng gói. 

Bên cạnh đó, quy trình đóng gói, sơ chế, chế biến và kiểm tra nguyên liệu đầu vào cần tuân thủ quy trình HACCP và tuân thủ các biện pháp SPS về phụ gia thực phẩm, ATTP đối với bao bì sản phẩm.

Giải pháp chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu

Vừa qua, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”.

Đề án gồm 8 nhóm nhiệm vụ, 9 giải pháp và 10 hoạt động ưu tiên. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%; 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Song song với hoạt động triển khai đề án, cần có sự vào cuộc đồng bộ của vùng trồng, vùng nuôi; doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, chế biến; hiệp hội ngành hàng; cơ quan quản lý và địa phương.

Cùng với đó, cơ quan quản lý Trung ương cần tăng cường đàm phán tháo gỡ khó khăn với các nước nhập khẩu về các biện pháp SPS; ký kết và nâng cấp các FTA; thúc đẩy mở cửa thị trường; xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật thường xuyên về các biện pháp ATTP tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Cập nhật các quy định của các nước nhập khẩu để phổ biến kịp thời cho các cơ quan, đơn vị để có điều chỉnh phù hợp; tăng cường biên soạn, đăng tải các tài liệu, cẩm nang về quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, ATTP, SPS của các thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc…

Về phía địa phương, cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm dịch động thực vật, nâng cao nhận thức cho người nông dân về ATTP và an toàn dịch bệnh trong thương mại nông sản; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, các khu vực sơ chế, chế biến, bảo quản, kho lạnh quy mô lớn; tăng cường kiểm tra, giám sát vùng nguyên liệu, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến.

Thủ tướng đã phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do”. Ảnh minh họa.

Các hoạt chất, vi sinh vật cần chú ý kiểm soát

Để đảm bảo việc xuất khẩu nông sản và thủy sản từ Việt Nam sang EU không gặp phải các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần chú ý kiểm soát các hoạt chất và vi sinh vật được khuyến cáo bởi các cảnh báo từ EU. 

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp chú ý kiểm soát các hoạt chất dựa trên các cảnh báo từ EU cho nông sản Việt Nam. Dưới đây là danh sách các hoạt chất và vi sinh vật cần lưu ý:

Sản phẩm thủy sản:

  • Cá: Azithromycin, Ivermectin, Leucomalachite green, Malachite green, Natri Cacbonat
  • Mực: Cadmium
  • Ếch: Nitrofuran (metabolite) furazolidone (AOZ)
  • Tôm: Leucomalachite green, Leucomalachite violet, Nitrofuran (metabolite) furazolidone (AOZ), Ternidazole, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus
  • Ngao: Perfluorooctanoic acid (PFOA)

Nhóm rau, quả, gia vị và sản phẩm có nguồn gốc thực vật:

  • Thanh long: Chlorfenapyr, Chlorothalonil, Forchlorfenuron, Iprodione, Propamocarb
  • Ớt: Carbofuran, Chlorfenapyr, Diafenthiuron, Dimethoate, Famoxadone, Hexaconazole, Iprovalicarb, Permethrin, Profenofos, Propiconazole, Tolfenpyrad, Tricyclazole
  • Quế: Chlorpyrifos-methyl, Clostridium perfringens
  • Đậu bắp: Flonicamid, Thiamethoxam
  • Sầu riêng: Acephate, Acetamiprid, Azoxystrobin, Buprofezin, Carbendazim, Chlorantraniliprole, Dimethomorph, Fipronil, Fenpropathrin, Fenvalerate, Imidacloprid, Lambda-cyhalothrin, Metalaxyl, Methamidophos, Prochloraz, Procymidon, Profenofos, Propiconazole, Pyraclostrobin, Thiamethoxam…
  • Chôm chôm: Cadmium
  • Chè: Acetamiprid, Anthraquinone, Imidacloprid, Lambda-cyhalothrin

Sản phẩm chế biến khác:

  • Dầu quế: Phthalate DEHP - di(2-ethylhexyl)
  • Mứt: Sulphite (Phụ gia không khai báo)
  • Miến Khô: Chlorpyrifos, Tolfenpyrad

Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt và đảm bảo tuân thủ các quy định này để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo thành công khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Quỳnh Chi - Bảo Thắng
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.