Nữ nông dân Mỹ: ‘Thành công với phụ nữ trong nông nghiệp là không giới hạn’

Linh Linh - Quỳnh Chi - Thứ Bảy, 10/08/2024 , 07:43 (GMT+7)

Phái đoàn Hoa Kỳ tại ASEAN và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ NN-PTNT tổ chức 'Chương trình năm quốc tế nữ nông dân' tại Việt Nam. Báo Nông nghiệp Việt Nam là bảo trợ truyền thông.

Tháng 5/2024, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố năm 2026 là “Năm quốc tế nữ nông dân”; kêu gọi toàn thế giới hưởng ứng “Năm quốc tế nữ nông dân”. Nghị quyết của Liên hợp quốc hướng sự chú ý của thế giới đến phụ nữ trong ngành nông nghiệp.

Nhằm thúc việc triển khai Nghị quyết của Liên hợp quốc tuyên bố năm 2026 là “Năm quốc tế nữ nông dân” - một sáng kiến ​​toàn cầu do nhóm nòng cốt, trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam khởi xướng và được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) phối hợp với các cơ quan khác của Liên hợp quốc thực hiện, Phái đoàn Hoa Kỳ tại ASEAN và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tổ chức "Chương trình năm quốc tế nữ nông dân" tại Việt Nam từ ngày 12 - 13/8/2024. Báo Nông nghiệp Việt Nam bảo trợ truyền thông với nhiệm vụ thúc đẩy đối thoại về những thách thức mà phụ nữ nông dân Đông Nam Á phải đối mặt.

Chương trình đưa hai nữ nông dân xuất sắc từ Hoa Kỳ, bà Jennifer H. Schmidt và bà Jaclyn Wilson đến Việt Nam và Indonesia gặp gỡ cộng đồng phụ nữ trong ngành nông nghiệp. Các đối thoại nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề mà phụ nữ trong ngành nông nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt.

Trước thềm sự kiện, bà Jennifer H. Schmidt đã có chia sẻ ngắn với Báo Nông nghiệp Việt Nam về sự nghiệp của mình trong lĩnh vực trồng trọt cũng như những hoạt động giúp thúc đẩy sự tham gia và nâng cao vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp nói chung.

Là một ‘nữ tướng’ trong các trang trại cơ giới hóa quy mô lớn

Bà Jennifer H. Schmidt đang vận hành một trang trại rộng khoảng 800ha – con số ấn tượng về quy mô so với trang trại ở nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trang trại chuyên về trồng trọt các loại ngũ cốc và rau quả. Trong đó, các khâu từ gieo trồng đến thu hái đều áp dụng mạnh mẽ thiết bị công nghệ, bà mở đầu cuộc trò chuyện và nhấn mạnh sự cần thiết của tự động hóa trong vận hành một vùng đất rộng lớn.

Trang trại rộng khoảnhg 800ha được cơ giới hóa hoàn toàn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cơ giới hóa là một khía cạnh quan trọng của nền nông nghiệp hiện đại tại Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các hoạt động có quy mô lớn. Nhờ công nghệ, việc quản lý sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

“Nếu không có cơ giới, chúng tôi sẽ không thể trồng đa dạng cây trái như hiện tại hoặc sẽ không thể hoàn thành mọi việc một cách trôi chảy trên diện tích đất lớn như vậy”, bà nói. Điều này cho thấy sự tương phản hoàn toàn với các trang trại nhỏ hơn hoặc ở các quốc gia có nền công nghiệp hóa chưa phát triển, phần lớn công việc vẫn được thực hiện thủ công.

Ngay trong phạm vi Hoa Kỳ, mức độ cơ giới hóa có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào quy mô trang trại và loại cây trồng được trồng, Jennifer cho biết.

Nho trồng tại trang trại của nữ nông dân Jennifer H. Schmidt. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Như đối với vườn nho được trồng trên diện tích khoảng 22 mẫu Anh (gần 9ha) của bà Jennifer cũng chỉ được cơ giới hóa một phần, hầu hết công việc vẫn được thực hiện bằng tay. Đây là nơi đội ngũ công nhân theo mùa làm việc từ tháng 2 đến tháng 9 hoặc tháng 10, tùy thuộc vào thời gian thu hoạch. Theo đó, việc quản lý thu hoạch cần những nông dân lành nghề do quá trình chín xen kẽ của các giống nho khác nhau và thời gian thu hoạch kéo dài.

‘Thành công với phụ nữ trong nông nghiệp là không giới hạn’

Chia sẻ về mối duyên lành với nông nghiệp, bà Jennifer cho biết bà bắt đầu sự nghiệp là một chuyên gia dinh dưỡng và tiết chế và làm công việc này trong nhiều năm sau khi tốt nghiệp đại học và hoàn thành kỳ thực tập y khoa.

‘Tuy nhiên, tôi nhận thấy niềm đam mê của mình dường như không đặt ở nơi đó, thật không ngờ rằng kiến thức dinh dưỡng trên giảng đường lại có liên quan sâu sắc với công việc trồng trọt sau này”, Jennifer hồi tưởng.

Bà Jennifer H. Schmidt bên cạnh các thiết bị vận hành sản xuất tại trang trại. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Theo bà, bằng cấp về dinh dưỡng về cơ bản là nghiên cứu về sinh học và hóa học, việc áp dụng cho nông nghiệp cũng tương tự áp dụng với sức khỏe con người. Thực vật và đất cần dinh dưỡng, giống như con người, và các nguyên tắc khoa học tương tự cũng được áp dụng, đây là những điều Jennifer nhận ra khi bắt tay vào công việc tại trang trại.

Khi mới bắt đầu làm nông, Jennifer luôn muốn chứng minh bản thân, việc chứng minh khả năng trên trang trại có nghĩa là tự mình gánh vác công việc không thua kém bất cứ người đàn ông nào, điều này đòi hỏi cả yếu tố thể lực và khả năng ra quyết định.

Hành trình dấn thân vào ngành nông nghiệp từ một nghề “tay ngang” không dễ dàng, do đó, Jennifer hiểu rằng việc tìm kiếm một cố vấn và xây dựng mạng lưới hỗ trợ, đặc biệt là giữa những người phụ nữ trong ngành cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển.

"Khi tôi tham gia nhiều hơn vào các nhóm hàng hóa nông nghiệp, tôi đã gặp những người phụ nữ là những lãnh đạo ở tiểu bang của họ hoặc ở cấp quốc gia. Những người phụ nữ này đã trở thành người cố vấn và bạn bè, truyền cảm hứng cho tôi đặt ra mục tiêu và tự mình theo đuổi các vai trò lãnh đạo", bà nói.

Đến nay, Jennifer không chỉ có khả năng vận hành suôn sẻ trang trại trồng trọt quy mô “khủng” của mình mà còn tham gia mạnh mẽ vào những hoạt đôngg giúp đỡ những phụ nữ khác trong nông nghiệp thông qua các chương trình như 4-H (Head, Heart, Hand, Health - mạng lưới cho giới trẻ nhằm chia sẻ kinh nghiệm và khai thác tiềm năng) và FFA (Nông dân tương lai của Hoa Kỳ).

Bà mong muốn tiếp thêm sức mạnh cho những người phụ nữ cùng lĩnh vực để họ hiểu rằng “thành công đối với phụ nữ trong nông nghiệp là không có giới hạn".

Cam kết lâu dài cho ngành trồng trọt

Vận hành một trang trại có quy mô như vậy không chỉ đòi hỏi cơ giới hóa mà còn phải có kế hoạch chiến lược và quản lý hiệu quả. Từng có kinh nghiệm vài lần đi thực địa tại Việt Nam, Jennifer nhận thấy quy mô trang trại rộng lớn có thể là diện tích đất của hàng trăm hộ gia đình, tuy nhiên, cơ giới hóa và công nghệ áp dụng vào nghề nông vẫn là một yếu tố quan trọng để phát triển canh tác bền vững trước biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngay trong phạm vi Hoa Kỳ, mức độ cơ giới hóa có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào quy mô trang trại và loại cây trồng được trồng, Jennifer cho biết. Ảnh: Nhân vật cung cấp. 

Khi nông nghiệp có sự kết nối ngày càng chặt chẽ, sự tham gia của nông dân vào các cuộc thảo luận về nông nghiệp và các phái đoàn thương mại quốc tế là minh chứng cho bản chất toàn cầu của nghề nông hiện nay. Chuyến đi sắp tới của bà đến Việt Nam là một phần trong nỗ lực nhằm giao lưu với nông dân và các chuyên gia nông nghiệp trên toàn thế giới, chia sẻ kiến ​​thức và học hỏi từ các hoạt động khác nhau.

Bà tin rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng không chỉ trong an ninh lương thực mà còn trong ổn định xã hội. "Nếu không có lương thực, bạn sẽ gặp bất ổn và các vấn đề về sức khỏe", bà nói, chỉ ra những tác động rộng hơn của thành công trong nông nghiệp.

Nông dân Jennifer H. Schmidt (Sudlersville, Maryland): Từng theo học chuyên ngành y, hiện đang điều hành Schmidt Farms Inc., một trang trại nông nghiệp được chứng nhận có diện tích hơn 800ha, trồng ngô, đậu nành, lúa mì, rau và nho. Bà còn là chuyên gia được cấp phép về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quản lý dinh dưỡng.

Bà là Giám đốc Công ty Schmidt Farm. Ngoài ra, là chuyên gia tư vấn truyền thông về nông nghiệp và dinh dưỡng, cung cấp kinh nghiệm chuyên môn và các chương trình đào tạo về sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học, hệ thống nông nghiệp và phát triển bền vững.

Trước đây, Jennifer sở hữu Schmidt Vineyard Management LLC và làm chuyên gia dinh dưỡng cho các tổ chức y tế và giáo dục, với kinh nghiệm sâu rộng về dinh dưỡng lâm sàng và các sáng kiến giáo dục thanh thiếu niên. Bà có bằng Thạc sĩ về Dinh dưỡng con người tại Đại học Delaware, được đào tạo chuyên sâu về chế độ dinh dưỡng và nông nghiệp.

Linh Linh - Quỳnh Chi
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.