Người H’rê trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Thổ cẩm plây Teng

Lê Hồng Khánh - Thứ Năm, 02/03/2023 , 06:15 (GMT+7)

Trong nghề dệt thổ cẩm của người H’rê, việc nhuộm màu được làm đồng thời với giai đoạn nấu sợi bông trong nước cơm.

Empty

Phụ nữ H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) đang dệt thổ cẩm.

Làng Teng (plây Teng) nay thuộc xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Làng Teng mang nhiều nét điển hình của một plây người dân tộc H’rê, từ vị trí lập làng nằm dưới chân những ngọn đồi thấp gần con nước sông Liêng đến cách bố trí những ngôi nhà sàn theo hình cánh cung, hoặc hình xương cá, vừa nối kết với nhau bằng những sơn đạo, vừa có sự phân lập từng ngôi nhà - gia đình bằng những rào tre xinh xắn, đều tăm tắp, vây quanh mảnh vườn riêng trồng nhiều cây ăn quả.

Bài liên quan

Làng Teng nổi tiếng với những cô gái H’rê xinh đẹp, kín đáo, mắt đen lay láy. Làng Teng cũng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm lâu đời được biết đến khắp vùng đồng bào dân tộc ít người miền tây xứ Quảng.

Nguyên liệu dệt thổ cẩm làng Teng là cây bông, được trồng thành từng rẫy, xuống giống vào khoảng tháng 3, tháng 4 và thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 hàng năm. Từ việc thu hoạch quả bông đến khi chế biến thành sợi dệt phải trải qua nhiều công đoạn: Ban đầu là việc tách hột ra khỏi quả để lọc lấy bông trắng bằng một dụng cụ có tên là plặ; tiếp đến là nhồi, đập cho bông mịn rồi đem phơi; phơi xong lại dùng một dụng cụ bằng gỗ (gọi là trui) để cuốn sợi bông vào một khung nứa. Những cuốn sợi bông này được đem ngâm, nấu với nước cơm và nguyên liệu nhuộm màu, sau đó phơi khô để thành sợi dệt.

Nếu như trong nghề dệt truyền thống của người Kinh ở vùng đồng bằng, công đoạn nhuộm màu phổ biến tiến hành sau khi vải đã dệt thành mảnh, thì trong nghề dệt thổ cẩm của người H’rê, việc nhuộm màu được làm đồng thời với giai đoạn nấu sợi bông trong nước cơm. Làm như thế để có được những cuộn sợi có màu sắc khác nhau trước khi đưa vào dệt.

Empty

Mảnh thổ cẩm H’rê vừa dệt xong.

Trên một mảnh thổ cẩm, chủ yếu xuất hiện 3 màu đen, đỏ, trắng. Đây cũng là ba màu gắn liền với tín ngưỡng, thẩm mỹ của hầu hết các dân tộc ít người miền tây Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Màu trắng là màu nguyên gốc của sợi bông. Thuốc nhuộm (màu đỏ và màu đen) lấy từ nguyên liệu gốc, là vỏ các loài cây bản địa như chôm chôm rừng (anhãnh plicanhoạc), cây trâm (anhãnh loang klâm), cây sim (anhãnh loang sim)... Đem các loại vỏ cây này sàng sấy kỹ lưỡng rồi giã mịn, đun sôi với nước suối là có được dung dịch màu. Dung dịch này khi lọc bỏ bã sẽ còn lại nước màu. Liều lượng gia giảm của các loại vỏ cây và phụ gia cho ra tương ứng thuốc nhuộm màu đen hoặc màu đỏ.

Bài liên quan

Như đã nói ở trên, khi nấu sợi bông với nước cơm, người ta cho luôn cả nước màu vào để nhuộm sợi. Các sợi chỉ màu được cuốn thành từng cuộn. Số lượng nhiều ít các cuộn sợi màu đen, đỏ hoặc nguyên trắng dùng để dệt một mảnh thổ cẩm được tính toán ngay từ giai đoạn nhuộm một cách thuần thục để tránh sự thừa thiếu không cần thiết, gây hao phí nguyên liệu.

Trước khi dệt, người phụ nữ chia các cuốn sợi màu thành từng nhóm tùy theo khổ của mảnh thổ cẩm muốn dệt và sự lựa chọn mô típ hoa văn ưa thích.

Dụng cụ dệt của đồng bào làng Teng không khác mấy so với đồng bào các làng H’rê khác cũng như đồng bào các dân tộc miền Thượng (Xê Đăng, Giẻ Triêng, Mnông...) gồm nhiều thanh gỗ, ống nứa hoặc lồ ô có tác dụng giăng sợi và phục vụ thao tác đan sợi ngang vào thảm sợi dọc khi dệt, người thợ ngồi bệt trên sàn nhà. Thảm chỉ dọc phía trước mặt được kéo căng ra bằng hai thanh nứa ngang. Một thanh dùng dây buộc vào thắt lưng người thợ; thanh kia buộc vào sàn nhà. Khi mảnh thổ cẩm được dệt xong, các dụng cụ dệt được tháo ra thành những bộ phận rời, vì thế người ta gọi đây là phương pháp dệt vải không có khung dệt, khác với cch dệt vải truyền thống sử dụng khung dệt của người kinh.

Empty

Nhà sàn của người H’rê ở Ba Tơ.

Sản phẩm dệt thổ cẩm làng Teng là các loại váy, khố, khăn, đai, vải địu con với nhiều mô típ hoa văn (chữ chi, hình vuông, hình thoi, tam giác...) kết hợp thành những biểu tượng các loài cây cỏ, chim muông, thể hiện những ý niệm về tín ngưỡng, sinh hoạt, đời sống...

Bài liên quan

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của gia đình, trao đổi với bà con trong làng và các làng lân cận, sản phẩm dệt thổ cẩm làng Teng đã dần dần mở rộng, trao đổi (chủ yếu theo phương thức hàng đổi hàng) với những vùng xa hơn, vượt ra khỏi địa bàn cư trú đồng bào dân tộc H'rê đến với nhiều vùng miền tây Quảng Ngãi, Kon Tum.

Ngày nay, ngoài sợi bông truyền thống, bà con còn sử dụng cả những sợi chỉ màu có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, những màu nền và những môtíp hoa văn truyền thống cũng như cách dệt vẫn được bảo lưu, gìn giữ.

Nghề dệt thổ cẩm làng Teng đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh nghề dệt truyền thống của đồng bào H’rê, đồng thời mở hướng trong việc bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm để phát triển du lịch, cải thiện cuộc sống cho đồng bào.

Những con đường làng quanh co uốn lượn theo triền đồi, những vườn cây xanh trĩu quả vây lấy mái nhà sàn, những cô gái H’rê với đôi bàn tay thoăn thoắt vừa chăm chỉ dệt thổ cẩm, vừa khe khẽ hát theo điệu calêu, là hình ảnh của một làng Teng miền sơn cước hôm nay.

Lê Hồng Khánh
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ10

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?10

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal
Chùa Một Cột trên thành phố bị lãng quên Bandipur, Nepal

Đi hành hương lần này, đoàn chúng tôi có 8 người. Đi một chuyến đi 'lịch sử đời người', vì sẽ đến những nơi chưa từng đến, những nơi mà để đến được, thì vô cùng khó khăn mới đến được, nhưng đã đến được thì quá xứng đáng để đi. Đến dãy Núi Tuyết Hy Mã Lạp Sơn, và thành phố cổ Bandipur...

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.