Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Thạch: Tạo dựng tương lai xanh với tín chỉ carbon

Quỳnh Chi - Bá Thắng - Diệu Linh - Phương Linh - Thứ Sáu, 16/08/2024 , 12:38 (GMT+7)

Tọa đàm về tín chỉ carbon và đào tạo nhân lực cho thị trường carbon đã thu hút gần 100 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 700 điểm cầu trên toàn quốc.

Đầu cầu Hội trường Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, TP.HCM có 100 đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch cho biết, hàng trăm điểm cầu tham dự hội thảo đã chứng tỏ sự quan tâm rất lớn về một về một chủ đề mới mẻ, khó tiếp cận đó là tín chỉ carbon.

Qua sự trình bày cụ thể của các chuyên gia và sự thảo luận sôi nổi của các đại biểu, Tổng Biên tập kỳ vọng, mỗi người tham dự tọa đàm đã có một góc nhìn tương đối toàn cảnh về tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon. Từ đó đúc kết được những suy ngẫm cần thiết cho sự phát triển bền vững của Việt Nam giữa bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong đó nêu rõ mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030 và chấm dứt sản xuất điện than vào năm 2040. Để chiến lược Net Zero 2050 trở thành hiện thực thì trách nhiệm không dành cho riêng ai, mà chia đều cho tất cả mọi người Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã có những chiến lược cụ thể để thực hiện những cam kết với quốc tế.  Trong đó, Nghị định 06/2022/NĐ-CP là một bước quan trọng trong việc quản lý khí thải CO₂ và triển khai thị trường carbon tại Việt Nam, giúp thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Gần đây là Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Thực hiện Chỉ thị, Bộ NN-PTNT đang khẩn trương triển khai chương trình đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT sẽ đề xuất phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hàng năm đến năm 2030.

Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Thạch nêu 6 vấn đề chính để hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Để đạt được những nhiệm vụ quan trọng như trên, Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Thạch tóm lược 6 vấn đề chính để giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững:

Thứ nhất, cần thiết lập và hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, toàn diện để thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam phát triển bền vững.

Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành. Khi và chỉ khi chúng ta có một lực lượng lao động chuyên nghiệp cho thị trường tín chỉ carbon, lúc đó chúng ta có thể kiến tạo một nền kinh tế xanh của Việt Nam.

Thứ ba, cần thiết thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Thứ tư, cần thiết có đội ngũ doanh nghiệp dẫn dắt trong lĩnh vực tín chỉ carbon.

Thứ năm, để người dân hiểu đúng về tín chỉ carbon, thị trường tín chỉ carbon và những khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực rất mới này thì vai trò truyền thông cần được thúc đẩy và đóng vai trò quan trọng. Điều này góp phần tri thức hóa nông dân theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ sáu, cần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp để thích ứng với xu thế thay đổi của thế giới theo phương châm “tư duy mở, kết quả nhanh, hành động thực”.

Tín chỉ carbon, thị trường tín chỉ carbon là vấn đề mới, do đó tọa đàm hôm nay có tính chất khai mở. Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Thạch tin tưởng rằng, chính từ những tọa đàm như thế này sẽ góp phần kiến tạo một nền kinh tế xanh của Việt Nam.

Tọa đàm về tín chỉ carbon có nhiều nội dung đáng chú ý như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU - CBAM, cơ chế vận hành thị trường tín chỉ carbon, phát thải khí nhà kính trong chuỗi giá trị lúa gạo... Song song đó, việc tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác này cũng được nhiều bên liên quan đặt vấn đề tìm hiểu.

Quỳnh Chi - Bá Thắng - Diệu Linh - Phương Linh
Tin khác
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 công bố danh sách 16 sự kiện chuyên đề

Các hội thảo trong khuôn khổ AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 nhằm làm rõ tiềm năng cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.