Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Sơn Trang - Thứ Sáu, 15/11/2024 , 06:30 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu sầu riêng đã đạt trên 3 tỷ USD. Ảnh: Sơn Trang.

Sau khi đạt kỷ lục trong tháng 9 về kim ngạch xuất khẩu trong 1 tháng (917 triệu USD), xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tháng 10 đã giảm mạnh xuống còn 520 triệu USD (giảm 43% so với tháng 9), theo công bố của Tổng cục Hải quan.

Theo lý giải của một số thương nhân ngành rau quả, xuất khẩu rau quả trong tháng 10 nếu có giảm so với tháng 9 là do sản lượng sầu riêng giảm bởi sầu riêng ở Tây Nguyên (vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước) đi vào cuối vụ.

Thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), Bộ Công thương, cũng cho thấy sản lượng sầu riêng thu hoạch giảm xuống trong tháng 10 khi sầu riêng Tây Nguyên vào cuối vụ thuận, trong khi sầu riêng các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ vào vụ nghịch. Sản lượng sầu riêng thu hoạch trên cả nước trong tháng qua ước đạt 154,2 nghìn tấn, giảm 15% so với tháng 9/2024.

Dù giảm mạnh trong tháng 10, nhưng theo Tổng cục Hải quan, tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả đã đạt đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong một năm, xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt mốc 6 tỷ USD.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chia sẻ, sầu riêng vẫn là động lực chính để xuất khẩu rau quả Việt Nam lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD. Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu sầu riêng đã đạt hơn 2,8 tỷ USD. Ước tính đến hết tháng 10, xuất khẩu sầu riêng đã đạt trên 3 tỷ USD. Dự kiến trong cả năm nay, sầu riêng có thể mang về 3,5 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu.

VITIC cho biết, ngoài sầu riêng, nhiều loại rau quả xuất khẩu chủ lực khác như nhãn, dừa, xoài, mít… cũng tăng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, xuất khẩu thanh long lại giảm. 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thanh long giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2023, xuống còn 392 triệu USD.

Sản lượng xoài và nhiều trái cây khác tăng trong năm nay. Ảnh: Sơn Trang.

Sản lượng nhiều loại trái cây chủ lực tăng trong năm nay đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu rau quả. Theo VITIC, tính chung 10 tháng năm 2024, sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước đều tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, trong đó sầu riêng tăng hơn 20% lên hơn 1,1 triệu tấn; xoài đạt 858 nghìn tấn, tăng 3,6%; cam tăng 2,3% lên 1,15 triệu tấn… Riêng thanh long giảm 4,8%, còn 841,7 nghìn tấn.

Việc tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc đã giúp cho xuất khẩu rau quả Việt Nam có lần đầu tiên vượt mốc 6 tỷ USD. Tính chung trong 10 tháng qua, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã đạt 4,098 tỷ USD. Với ngành rau quả, đây cũng là một con số rất ấn tượng, đánh dấu lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vượt mốc 4 tỷ USD. Con số này đã vượt xa kỷ lục xuất khẩu đạt được trong cả năm 2023 là 3,6 tỷ USD riêng tại thị trường Trung Quốc.

VITIC nhận định, trong các tháng cuối năm nay, xuất khẩu rau quả tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng từ các thị trường thế giới vào dịp cuối năm, nhất là Trung Quốc, cộng với hiệu quả từ các Hiệp định thương mại tự do và các Nghị định thư. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, một số loại trái cây xuất khẩu chủ lực như sầu riêng, xoài, mít, nhãn… vào vụ nghịch sẽ khiến nguồn cung thu hẹp. Vì vậy, dự báo xuất khẩu qua quả trong các tháng còn lại của năm có thể giảm đáng kể so với các tháng 8 và 9, nhất là ở mặt hàng sầu riêng.

Tuy nhiên, do đã vượt mốc 6 tỷ USD sau 10 tháng, nên trong 2 tháng còn lại của năm nay, chỉ cần duy trì kim ngạch xuất khẩu ở mức khoảng 500 triệu USD/tháng, xuất khẩu rau quả của Việt Nam hoàn toàn có thể vượt mốc 7 tỷ USD.

Do sản lượng sầu riêng thu hoạch ở Việt Nam đã giảm khá nhiều so với hồi tháng 9, trong khi nhu cầu xuất khẩu vẫn cao, nên giá sầu riêng ở các vùng trồng chính đang tăng mạnh. Vào ngày 13/11, tại ĐBSCL, giá sầu riêng Dona đã lên tới 200.000 đồng/kg với hàng loại 1 (giá tại vựa). Ông Nguyễn Nhật, nông dân ở xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, cho biết, giá sầu riêng Đông Nam bộ cũng đang tăng mạnh, giá sầu riêng Dona đã tiến sát tới mốc 200.000 đồng/kg với hàng loại 1. Trong khi đó, sầu riêng Ri6 đang ở mức khoảng 150.000 đồng/kg với hàng đẹp nhất.

Sơn Trang
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Sự kiện