Xuất khẩu rau quả đã vượt kỷ lục năm 2023

Sơn Trang - Thứ Tư, 16/10/2024 , 06:00 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang liên tục lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong một tháng và đã vượt qua kỷ lục xuất khẩu trong một năm.

Sầu riêng là sản phẩm chủ lực giúp cho xuất khẩu rau quả Việt Nam vượt kỷ lục năm 2023. Ảnh: Sơn Trang.

Tháng 8/2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 844 triệu USD, là mức cao kỷ lục từng đạt được trong một tháng.

Trong tháng 9 vừa qua, kỷ lục nói trên đã bị phá vỡ khi kim ngạch xuất khẩu đạt 917 triệu USD, tăng gần 9% so với tháng trước đó và tăng 37% so với tháng 9/2023. Như vậy, xuất khẩu rau quả đã có kỷ lục mới về kim ngạch đạt được trong 1 tháng.

Chưa hết, xuất khẩu rau quả cũng đã chính thức vượt qua kỷ lục về kim ngạch trong một năm. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, với sự tăng trưởng mạnh trong từng tháng, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 5,64 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua kỷ lục xuất khẩu đạt được trong cả năm 2023 là 5,6 tỷ USD.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, xuất khẩu rau quả liên tiếp lập được những kỷ lục như trên phần lớn nhờ sự đóng góp của việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Dự kiến trong cả năm nay, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đi tất cả các thị trường có thể đạt 3,5 tỷ USD, mà trong đó, chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc

Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các loại trái cây, rau củ chủ lực như chuối, mít, xoài, dưa hấu, chanh, chanh leo, các loại hạt… Người tiêu dùng Trung Quốc  đang ngày càng ưa chuộng sầu riêng, chuối, vải, nhãn, mít, xoài, dưa hấu của Việt Nam, nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng của trái cây nhiệt đới. Vì vậy, ngoài thanh long, đã có những loại trái cây Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong nhập khẩu vào Trung Quốc, điển hình là chuối.

Chuối Việt Nam đang chiếm hơn 40% thị phần chuối nhập khẩu của Trung Quốc. Ảnh: Sơn Trang,

Thông tin từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc, với lượng nhập khẩu từ Việt Nam đạt 460 nghìn tấn, trị giá 190 triệu USD, tăng 20% về lượng và tăng 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần chuối của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 31,33% trong 8 tháng đầu năm 2023 lên 40,71% trong 8 tháng đầu năm 2024.

Với sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu sầu riêng và nhiều loại trái cây khác sang thị trường Trung Quốc, trong 9 tháng qua, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã đạt 3,8 tỷ USD, cao hơn kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong cả năm 2023 (3,6 tỷ USD).

Năm 2023 là năm kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc cao nhất từ trước tới nay. Vì vậy, với việc đã vượt qua kỷ lục của năm 2023 chỉ sau 9 tháng, trong cả năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc sẽ xác lập một kỷ lục mới về kim ngạch, mà theo dự báo của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) là có thể vượt mốc 5 tỷ USD.

Bên cạnh thị trường Trung Quốc, rau quả của Việt Nam đang ngày càng được xuất khẩu nhiều hơn tới các thị trường như Hoa Kỳ, Hàn Quốc… Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn tăng trưởng khả quan: Hoa Kỳ tăng 35%; Hàn Quốc tăng 44%; Nhật Bản tăng 12%; Đài Loan tăng 11%; Úc tăng 31%; UAE tăng 30%; Canada tăng 44%…

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm nhờ yếu tố mùa vụ. Với nhu cầu cao của thị trường trong những tháng cuối năm, và chỉ cần duy trì được kim ngạch xuất khẩu cao như 2 tháng qua (trên dưới 900 triệu USD/tháng), xuất khẩu rau quả trong quý IV hoàn toàn có thể đạt trên 2 tỷ USD, qua đó, đưa xuất khẩu cả năm 2024 lần đầu tiên vượt mốc 7 tỷ USD.

Nếu đạt được kim ngạch như trên, xuất khẩu rau quả sẽ vượt xa các mặt hàng nông sản chủ lực khác như cà phê, gạo, hạt điều, hạt tiêu… Trong những nông sản còn lại, cà phê và gạo được dự báo sẽ đạt kim ngạch cao nhất, khoảng hơn 5 tỷ USD trong năm nay.

Sơn Trang
Tin khác
CBAM - cơ chế điều chỉnh biên giới carbon quan trọng với xuất khẩu
CBAM - cơ chế điều chỉnh biên giới carbon quan trọng với xuất khẩu1

Theo Phó Chủ tịch EuroCham, việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) vào ngày 1/1/2026 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Giá cao su tăng mạnh sau bão Yagi
Giá cao su tăng mạnh sau bão Yagi

Sản lượng cao su ở nhiều nước Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi đang khiến cho giá mủ cao su tăng cao, trong đó có giá cao su ở Việt Nam.

Sang Thái Lan học triết lý 'vừa đủ' trong du lịch cộng đồng
Sang Thái Lan học triết lý 'vừa đủ' trong du lịch cộng đồng

Bến Tre Doanh nghiệp du lịch huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đi Thái Lan học làm du lịch cộng đồng, bước đầu đã áp dụng vào hoạt động, mang lại những tiến bộ đáng kể. 

Ổi ruột đỏ Quang Minh làm chuyên gia Nhật mê mẩn
Ổi ruột đỏ Quang Minh làm chuyên gia Nhật mê mẩn

Đoàn chuyên gia Nhật Bản đặc biệt ấn tượng với những vườn ổi ruột đỏ ở xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, cam kết sẽ hợp tác để cùng phát triển. 

Xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tiếp vượt mốc 4 tỷ USD
Xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tiếp vượt mốc 4 tỷ USD

Nhờ giá xuất khẩu cà phê tăng mạnh, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã lại vượt mốc 4 tỷ USD và đạt kỷ lục mới về kim ngạch.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã quay trở lại quỹ đạo thông thường
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã quay trở lại quỹ đạo thông thường

Sau mấy năm không ổn định do ảnh hưởng của Covid-19, xung đột, lạm phát… xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang trở lại quỹ đạo thông thường.

Việt Nam có một bể chứa carbon khổng lồ dưới đại dương
Việt Nam có một bể chứa carbon khổng lồ dưới đại dương

So với cây rừng, khả năng hấp thụ carbon của rong biển cao hơn nhiều lần bởi gần như toàn bộ năng lượng mặt trời được chúng lưu trữ dưới dạng sinh khối.

Những cách đơn giản để giảm phát thải
Những cách đơn giản để giảm phát thải

Thay vì để phế phụ phẩm nông nghiệp phát thải tự nhiên vào môi trường, người dân có thể tiến hành xử lý nhiệt để chuyển hóa, từ đó giảm tác động tới môi trường.

Độc đáo kiểu tiêu thụ nông sản qua mô hình Cây dừa nhà tôi
Độc đáo kiểu tiêu thụ nông sản qua mô hình Cây dừa nhà tôi

Người tiêu thụ mua dừa tại cây, mua trọn cả năm, dừa được giao tại nhà. Mô hình góp phần thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh của người trồng dừa.

'Tíck xanh trách nhiệm' - hành lang kiểm soát chất lượng nông sản, hàng hóa
'Tíck xanh trách nhiệm' - hành lang kiểm soát chất lượng nông sản, hàng hóa

TP.HCM 'Tick xanh trách nhiệm' hướng đến sự tham gia tự nguyện của toàn chuỗi cung ứng nhằm kiểm soát ATTP, chất lượng, khẳng định uy tín nông sản, hàng hóa Việt trên thị trường.

Thị trường 1,4 tỷ dân 'chờ' dừa tươi Việt Nam
Thị trường 1,4 tỷ dân 'chờ' dừa tươi Việt Nam

Ký kết bản ghi nhớ với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành Trung Quốc là bước đi quan trọng để ngành dừa Việt Nam từng bước thâm nhập sâu vào thị trường 1,4 tỷ dân.