| Hotline: 0983.970.780

Triển khai đề án phát triển kinh tế dịch vụ ven sông

Thứ Ba 03/10/2023 , 19:08 (GMT+7)

TP.HCM Giao các Sở, ngành lên phương án xây dựng kè phát triển kinh tế dịch vụ ven sông, khuyến khích nhà đầu tư làm công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, công viên. 

Đó là một trong những nội dung của Đề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM năm 2023 – 2024 của UBND TP.HCM, nhằm lựa chọn các giải pháp khả thi, phương thức thực hiện có hiệu quả đảm bảo nội dung và tiến độ triển khai đề án.

Theo đó, UBND TP.HCM giao Sở Tài chính bố trí nguồn vốn ngân sách thực hiện đề án.

Về các nhiệm vụ cụ thể, UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn; đề xuất ý tưởng quy hoạch cho hành lang sông Sài Gòn qua việc tổng hợp dữ liệu từ các ngành, các bên liên quan để đề xuất điều chỉnh quy hoạch theo định hướng phát triển xây dựng hạ tầng xanh, khai thác có hiệu quả giá trị quỹ đất dọc bờ sông.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM,  tuyến đường ven sông Sài Gòn bắt đầu từ đường Nguyên Hữu Cảnh (cầu Thủ Thiêm 2) đến khu vực cầu Kinh Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Ảnh: HT.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM,  tuyến đường ven sông Sài Gòn bắt đầu từ đường Nguyên Hữu Cảnh (cầu Thủ Thiêm 2) đến khu vực cầu Kinh Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Ảnh: HT.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hạ tầng kỹ thuật xanh, kết nối giao thông, đề xuất lộ trình phát triển áp dụng vào công tác lập quy hoạch chung Thành phố. 

Phối hợp đề xuất đảm bảo hành lang pháp lý về quy định quản lý, sử dụng, sớm hoàn thiện phương án xây dựng kè tạm, kè kiên cố, hạ tầng xanh, giao thông ven sông.

Đặc biệt có chính sách hỗ trợ khuyến khích nhà đầu tư ưu tiên triển khai các hạng mục công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, công viên. Hợp tác quốc tế nghiên cứu chiến lược quy hoạch và quản lý phát triển, đề xuất các mô hình hạ tầng xanh sử dụng tại dãy hành lang dọc sông Sài Gòn.

Một đoạn đường ven sông Sài Gòn do khu đô thị Vinhomes đầu tư với 6 làn xe. Ảnh: HT.

Một đoạn đường ven sông Sài Gòn do khu đô thị Vinhomes đầu tư với 6 làn xe. Ảnh: HT.

Với đoạn chảy qua TP.HCM khoảng 80 km, sông Sài Gòn được đánh giá có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội ven sông. Tại buổi làm việc gần đây, Chủ tịch UBND TP.HCM ông Phan Văn Mãi  cho biết, Thành phố mong muốn xây dựng tuyến đường chạy dọc sông Sài Gòn từ khu vực trung tâm đến huyện Củ Chi nhằm khai thác tiềm năng kinh tế và bảo tồn nét đẹp sông Sài Gòn. TP.HCM  xác định các ngành kinh tế dịch vụ có tiềm năng phát triển ven sông gồm: Giao thông, vận tải đường thủy; du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, làng nghề; du lịch đường thủy; khách sạn, ẩm thực; giải trí, du thuyền, thể thao; các hệ sinh thái dịch vụ, kinh tế sáng tạo. 

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.