Cần áp dụng các biện pháp thâm canh cải tiến (IPM, SRI), gieo cấy giống ngắn ngày, cấy mạ non, đáp ứng đủ nước, dinh dưỡng và đặc biệt là sử dụng bón phân chuyên dùng.
Vụ đông ấm tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại nhiều. Trên lúa cần đề phòng các đối tượng sâu bệnh như đạo ôn, khô vằn, bạc lá, nghẹt rễ, sâu đục thân, cuốn lá, rầy nâu…
Sâu bệnh nhiều hay ít thường liên quan tới phân bón. Sử dụng loại phân tốt, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, bón đúng kỹ thuật làm cho cây lúa khỏe mạnh để nâng cao khả năng chống sâu bệnh, đó là giải pháp hữu hiệu nhất.
“Trồng cây khỏe” là một nguyên tắc đầu tiên của phương pháp IPM và thâm canh lúa cải tiến SRI mà ngành BVTV đã triển khai ứng dụng rộng rãi.
Qua thực tế SX sử dụng đồng bộ phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, góp phần cho mùa vụ bội thu.
Thành phố Hà Nội là điển hình của cả nước về chương trình IPM và thâm canh lúa cải tiến. Nhiều năm nay, kể cả vụ xuân và mùa, số lượng thuốc BVTV đầu tư cho lúa giảm đáng kể. Có nhiều diện tích không phải phun thuốc mà năng suất vẫn đạt cao.
Khẳng định về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi Cục BVTV Hà Nội cho biết: “Tốt nhất là sử dụng biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh như thời vụ hợp lý, gieo cấy giống kháng bệnh, cấy mạ non, cấy thưa, bón phân cân đối… Trong các biện pháp trên thì vai trò của phân bón là rất quan trọng.
Thiếu lân gây ra bệnh nghẹt rễ, bón đạm nhiều cây yếu, lá xanh đen dễ nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá và dẫn dụ bướm đục thân, cuốn lá… Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý nên tránh được lúa thừa đạm.
Nhưng cái quý hơn các loại phân bón khác là có các chất trung lượng và vi lượng giúp cho cây lúa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh”.
Cũng nói về vai trò của phân NPK Văn Điển với công tác BVTV, ông Vương Đăng Dũng, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Ứng Hòa (Hà Nội) cho rằng, bón phân NPK Văn Điển cây lúa lá màu xanh sáng, đẻ nhánh gọn, đẻ tập trung, lá cứng, ruộng lúa thoáng.
Qua các lớp IPM và lớp thâm canh lúa cải tiến SRI, nông dân điều tra ruộng bón phân NPK Văn Điển so với ruộng bón phân đơn hoặc bón phân NPK khác thì mật độ sâu đục thân, cuốn lá, rầy nâu, bọ trĩ giảm. Cấp bệnh và tỷ lệ nhiễm bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá thấp hơn nhiều.
Diện tích bón phân Văn Điển không phải phun thuốc BVTV mà năng suất lúa cao hơn.
Là người trực tiếp cùng các xã viên của mình dùng sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển cho lúa, ông Trương Đình Sự, Chủ nhiệm HTXNN Xuân Khê, huyện Lý Nhân (Hà Nam) tâm sự: “Phân NPK Văn Điển giúp cây lúa tốt bền, lá lúa xanh sáng không xanh đen mỏng lá như bón nhiều đạm, bộ lá dày và tươi vàng lá gừng đến khi thu hoạch. Do thân cứng, lá khỏe nên sâu bệnh ít gây hại, do đó giảm được số lần phun thuốc”. |
Đúng như ý kiến của ông Hồng và ông Dũng, theo các công trình nghiên cứu khoa học, các yếu tố dinh dưỡng có liên quan mật thiết với chất lượng hạt thóc gạo, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh.
Lân giúp tăng khả năng chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số sâu bệnh hại như chữa và ngăn ngừa bệnh nghẹt rễ lúa. Silic giúp thân lá lúa cứng cáp, khi có đủ Silic lá lúa đứng thẳng nên hấp thu được nhiều ánh sáng do đó tăng khả năng quang hợp, hạn chế rối lá, lốp đổ.
Sự tích tụ Silic trên bề mặt lá lúa ngăn chặn sự xâm nhiễm của bệnh đạo ôn, bạc lá, giảm bệnh đốm nâu, đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt…
Hai loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa là NPK: 6-11-2 và NPK 6-5-17 đều có tỷ lệ lân cao (11% và 5%), tỷ lệ Silic khá (15% và 7%), nên đáp ứng đầy đủ 2 chất dinh dưỡng trên cho cây lúa.
Ngoài ra, trong phân còn có nhiều chất trung lượng và vi lượng khác có tác dụng khử và trung hòa các chất độc trong đất, nâng cao sức khỏe và tăng sức kháng sâu bệnh cho cây trồng như canxi, magie, lưu huỳnh, mangan, môlip đen…
Hiện nay, vẫn còn nhiều nông dân bón phân theo tập quán bón phân đơn đạm ure, kali. Bón nhiều đạm và chia làm nhiều đợt nên bón phân đạm muộn. Thường lúa xuân muộn sau khi cấy hơn 20 ngày (lúa đã đẻ nhánh hữu hiệu xong đang trong thời kỳ đẻ nhánh vô hiệu) vẫn bón đạm.
Bón thừa đạm thì tế bào lá, bẹ sinh trưởng rất nhanh nhưng lại chứa nhiều nước, thân lá rất mềm yếu nên không những sâu bệnh dễ xâm hại mà còn gặp khi thời tiết rét hoặc khi có gió mạnh làm tế bào mất nước rất nhanh, phần nước trong tế bào dễ bị đông đặc lại gây héo lá.
Do vậy, bón đủ cả phân lót và phân thúc loại phân NPK Văn Điển và bón đúng hướng dẫn sẽ tạo điều kiện cho việc bón phân đủ, bón cân đối, và dễ thực hiện bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”.
Ngoài ra còn giúp thay đổi tập quán bón phân sai như bón vãi trên mặt ruộng, bón chia làm nhiều lần, bón muộn và hay lạm dụng phân đạm. Bón đủ phân NPK Văn Điển lót và thúc sẽ không phải bón thêm loại phân nào khác.
Về số lượng và cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa như sau:
Phân bón lót: Đa yếu tố NPK Văn Điển 6-11-2 (dạng trộn 3 hạt). 1 sào 360 m2 bón 20 kg, bón trước khi bừa cấy. Hoặc có thể bón lót loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển 5-10-3 (dạng vê viên). Bón thúc bằng phân NPK Văn Điển 16-5-17, bón 1 sào 8 - 10 kg, bón khi lúa bén rễ, hồi xanh bắt đầu đẻ nhánh (sau cấy khoảng 15 ngày).
Các tỉnh miền Bắc khác mà điển hình là Hà Nam cũng rất ưa chuộng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa. Ông Lại Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam chia sẻ: Đưa loại phân bón mới vào nông dân dễ có điều kiện bón phân đúng kỹ thuật. Bón lót vùi sâu, bón thúc sớm cây lúa đủ phân sẽ phát triển sớm khỏe mạnh, tránh được hiện tượng thừa đạm trong giai đoạn cuối nên giảm sâu bệnh.
Phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa có ý nghĩa như vậy. Ngoài ra còn giúp nông dân thay đổi được tập quán bón phân, giảm được công và chi phí BVTV.