| Hotline: 0983.970.780

Trồng lúa chuyên nghiệp

Thứ Hai 18/11/2013 , 10:02 (GMT+7)

“Trồng lúa chuyên nghiệp” là một cụm từ chưa từng được dùng cho người nông dân, bởi lẽ nghề nông chưa được nhìn nhận là nghiệp một cách đúng mức.

“Trồng lúa chuyên nghiệp” là một cụm từ chưa từng được dùng cho người nông dân, bởi lẽ nghề nông chưa được nhìn nhận là nghiệp một cách đúng mức.

Tâm lý “hết thời mới về làm nông” đã “đánh rớt” nghiệp nông xuống đến mức thấp nhất trong suy nghĩ của mọi người. Làm thế nào để giúp nhà nông chọn đúng sản phẩm nông dược cần thiết trong 1 thị trường còn quá nhiều bất cập như tình trạng thuốc kém phẩm chất, nạn thuốc giả?

Một số HTX nông nghiệp đã đứng ra áp dụng các mô hình, giải pháp “sử dụng thuốc BVTV hiệu quả” để sát cánh với người nông dân trồng lúa chuyên nghiệp.

Ông Chủ nhiệm tiên phong

Vùng chiêm trũng huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) chủ yếu sống dựa vào cây lúa. Ấy vậy mà suốt một thời gian dài cứ hết vụ, nông dân mang giấy bút ra hạch toán toàn thấy lỗ. Cho đến lúc các Chủ nhiệm HTX bàn nhau mang giải pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) về thí điểm và trực tiếp đứng ra cung ứng thuốc BVTV cho bà con nông dân thì năng suất tăng gần gấp rưỡi.

Sát cánh cùng nông dân

Xã Nhân Thắng có 759 hộ dân thuần nông, 650 mẫu ruộng, chia bình quân mỗi khẩu là 2,4 sào. Cũng như nhiều vùng thuần nông khác, mấy năm gần đây người làm ruộng ở Nhân Thắng chỉ làm theo kiểu lấy công làm lãi.

Nguyên nhân thì rõ rồi: Chi phí đầu vào quá cao, còn năng suất và đầu ra thì lại quá thấp. Chủ nhiệm HTXNN Nhân Thắng, ông Lê Hùng Tiến là một trong những người tiêu biểu trong chương trình “Nông dân vì cộng đồng” (chương trình do Công ty Syngenta Việt Nam sáng lập) xác định: “Muốn thay đổi thực trạng hiện nay thì điều tiên quyết là phải thay đổi là nhận thức của người dân. Đất đai không “đẻ” được, chỉ có tăng năng suất lên thôi. Muốn tăng năng suất thì phải áp dụng các biện pháp KHKT mới”.


Chủ nhiệm Tiến bên cánh đồng lúa áp dụng giải pháp mới

Trước thực trạng đó, HTX Nhân Thắng một mặt triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật có khả năng gia tăng năng suất, một mặt đứng ra cung ứng thuốc BVTV cho nông dân đảm bảo chất lượng cao.

“Muốn thay đổi nhận thức người dân thì cần phải có người làm thí điểm. Nông dân rất thực tế. Có nói bằng giời nhưng không có thực tế người ta không nghe đâu. Chính vì vậy mà tôi phải lấy ruộng nhà mình ra áp dụng cho người dân tham khảo”, Chủ nhiệm Tiến chia sẻ.

Gia đình ông Tiến có 9 sào ruộng. Những vụ trước năng suất bình quân chỉ tầm 2 tạ/sào. Năm được mùa nhất cũng chỉ lên đến 2,5 tạ/sào. Hạch toán ra không có lãi. Hai năm trước, ông Tiến bắt đầu tham gia chương trình “Nông dân vì cộng đồng”, nắm bắt được giải pháp tích hợp của Syngenta, ông trồng lúa theo cách vô cùng chuyên nghiệp.

Theo đó, ông áp dụng tích hợp các giải pháp tiến bộ như chọn và xử lý hạt giống, làm đất tốt, quản lý nước tưới, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa...

Lần đầu tiên nông dân Nhân Thắng biết khi nào cần giữ nước, khi nào cần rút nước, biết lúc nào và khi nào cây lúa cần cung cấp dinh dưỡng, khi nào thì không, biết cách sử dụng các thuốc BVTV an toàn cho môi trường, thiên địch mà mang lại hiệu quả cao, kéo dài như Cruiser Plus, Sofit, Amistar Top, Tilt Super, Virtako, Chess…

Sử dụng theo chế độ canh tác này, năng suất tăng lên tới 30% (2,9 tạ/sào). Đây là năng suất kỷ lục của vùng chiêm trũng Lý Nhân từ xưa đến nay. Nhưng cái lợi lớn nhất là nông dân sử dụng được thuốc tốt, giảm được số lần phun thuốc BVTV, giảm chi phí đầu vào, nông dân không phải phun thuốc quá nhiều lần mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế vượt trội.

“Trước đây mỗi vụ nông dân phun thuốc BVTV từ 4 - 5 lần. Đi thuê người phun, mỗi bình 16 lít người ta lấy 25 nghìn đồng. Vừa tốn tiền thuốc vừa tốn tiền công, hạch toán kinh tế lãi chẳng thấy đâu, chỉ toàn là lỗ. Bây giờ, áp dụng giải pháp này giảm được 2 lần phun thuốc, giảm được chi phí và tăng được năng suất, cụ thể là giảm được 60 ngàn/sào mà năng suất tăng thêm tới trên 30 kg/sào” thì xem như trồng lúa có thể lãi rồi.

Vụ vừa rồi, tình trạng sâu bệnh khá phức tạp, nếu không áp dụng phun theo giải pháp “tích hợp” thì chắc chắn bị ảnh hưởng. Thực tế, có khá nhiều nông dân bón phân không cân đối, mua thuốc kém chất lượng phun nhiều lần nhưng sâu bệnh vẫn phá hoại, lúa bị phá hại và cháy rầy gần như mất trắng. Riêng diện tích SX theo giải pháp “tích hợp” thì không hề hấn gì.

Mấy cán bộ trên huyện về hỏi làm sao lúa ở đây đẹp thế? Chủ nhiệm Tiến thẳng thắn trả lời là nhờ áp dụng giải pháp tích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng. Từ anh máy gặt đến người chở thóc chứng kiến sự thay đổi rõ rệt đã “lan truyền” nhau giải pháp này.

Bây giờ thành cả một phong trào ở Nhân Thắng rồi. Thấy HTX đứng ra tuyên truyền và cung ứng các sản phẩm thuốc BVTV chất lượng, nông dân áp dụng thu được hiệu quả rõ rệt trên đồng ruộng, một số cửa hàng tư nhân cũng phải cung ứng theo và không còn dám bán quá nhiều thuốc dởm để trục lợi nữa.

Trồng lúa có lãi

Chủ nhiệm Tiến và Trưởng thôn 5 Lê Thành Phong dẫn tôi ra cánh đồng lúa mà ông gọi là đồng mẫu của cả huyện Lý Nhân này. Sự khác biệt rất rõ ràng.


Trưởng thôn Phong

Thôn 5 có 150 hộ dân, 92,4 mẫu ruộng. Vụ trước, sau khi Chủ nhiệm Tiến đưa giải pháp “tích hợp” về Nhân Thắng, trưởng thôn Phong triển khai cho thôn áp dụng trên diện tích 14,2 mẫu của 25 gia đình kiểu như chương trình cánh đồng mẫu lớn. SX lúa theo quy trình chuyên nghiệp, đồng trà (gieo cấy đồng loạt), cơ giới hóa, phun thuốc BVTV, bón phân đúng theo hướng dẫn của cán bộ phụ trách nông nghiệp.

Ban đầu bà con còn ngần ngại vì xưa nay chỉ quen làm kiểu truyền thống. Chẳng ngờ vụ đầu tiên thắng lớn. Năng suất lúa tăng vọt đã đành, hạch toán chi phí đầu vào đầu ra cũng được lãi cao. Một sào ruộng bình quân 2,7 tạ, giá lúa 6,5 ngàn/kg, vị chi thu 1,7 triệu đồng/sào. Trong khi đó chi phí đầu tư tất tần tật có 600 ngàn.

Bản thân gia đình trưởng thôn Phong cũng làm gần một mẫu. Lần đầu tiên sau cả cuộc đời làm nông nghiệp, năng suất trên cánh đồng gia đình ông trưởng thôn mới đạt 2,9 tạ/sào. “Vừa năng suất cao, công lao lại giảm được rất nhiều. Bà con phấn khởi lắm. Vụ này thôn chúng tôi áp dụng theo giải pháp 100% diện tích”, trưởng thôn Phong phấn khởi.

“Sở dĩ người trồng lúa còn khổ một phần là do chưa nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật, việc sử dụng thuốc BVTV còn bừa bãi, chi phí sản xuất quá cao trong khi năng suất và giá đầu ra lại quá thấp. Nông dân thiệt thòi lắm.

Để có những loại thuốc chất lượng cao, HTX phải vay vốn bằng tài sản cá nhân mang thế chấp ngân hàng, mặc khác, vẫn phải làm để vừa tuyên truyền, vừa cung ứng cho bà con, giúp bà con nâng cao năng suất và hiệu quả SX lúa”, Chủ nhiệm HTXNN Nhân Thắng chia sẻ.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.