| Hotline: 0983.970.780

Trump tuyên bố áp thuế 300 tỷ USD hàng Trung Quốc

Thứ Sáu 02/08/2019 , 09:29 (GMT+7)

Mỹ sẽ áp mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa và sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc từ ngày 1/9 dù các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

"Đàm phán thương mại đang tiếp tục, và trong lúc đàm phán Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa và các sản phẩm từ Trung Quốc vào đất nước chúng ta từ ngày 1/9. Điều này không bao gồm 250 tỷ USD hàng Trung Quốc đã chịu mức thuế 25%", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng Twitter ngày 1/8.

Tuyên bố của Trump được đưa ra chỉ một ngày sau khi các nhà đàm phán Mỹ - Trung kết thúc hai ngày làm việc tại Thượng Hải với rất ít dấu hiệu tiến bộ, dù cả hai bên đều mô tả đàm phán mang tính xây dựng. Một vòng đàm phán khác đã được lên kế hoạch vào tháng 9.

Trong loạt bài đăng Twitter sau đó, Trump cũng chỉ trích Trung Quốc vì đã không mua thêm các sản phẩm nông nghiệp Mỹ như đã hứa và chỉ trích cá nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã không làm nhiều hơn để ngăn chặn việc bán thuốc giảm đau chứa chất gây nghiện fentatyl sang Mỹ.

"Chúng tôi nghĩ rằng đã đạt thỏa thuận với Trung Quốc ba tháng trước, nhưng thật đáng buồn, Trung Quốc quyết định đàm phán lại thỏa thuận ngay trước khi ký kết", Tổng thống Mỹ viết.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với những lần đánh thuế "ăn miếng trả miếng" đã khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều gặp khó khăn, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường tài chính sôi động. Sau cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật cuối tháng 6, lãnh đạo Mỹ - Trung thống nhất "đình chiến" để nối lại đàm phán.

Trump hôm 30/7 chỉ trích Trung Quốc cố tình trì hoãn thỏa thuận thương mại và luôn muốn thay đổi thỏa thuận vào phút chót ngay sau khi hai nước bắt đầu nối lại đàm phán. Tổng thống Mỹ cảnh báo khi ông tái đắc cử, thỏa thuận Trung Quốc đạt được sẽ khó khăn hơn nhiều, hoặc sẽ không có thỏa thuận nào nữa.

(Theo Reuters/vnexpress.net)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm