| Hotline: 0983.970.780

TT- Huế: Buộc tháo dỡ nơi công trình cố ý xây sai phép nơi sông Hương

Thứ Hai 01/06/2020 , 13:27 (GMT+7)

Tỉnh Thừa Thiên- Huế thông tin về việc xử lý công trình xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện “Huế xưa- Huế nay”, buộc phải tháo dỡ nhiều hạng mục công trình xây dựng.

Xây sai phép

Theo tìm hiểu, ngày 30/12/2011 UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế có Quyết định 2970/QĐ-UBND, cấp phép cho công ty TNHH Phú Đạt Gia (ở Huế) thuê Cồn nổi Đập Đá (phường Vỹ Dạ, TP. Huế) với diện tích 1.982m2, để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện “Huế xưa- Huế nay”.

Năm 2012, chủ đầu tư  đã tiến hành xây dựng quán cà phê Nón Huế "Huế Xưa và Nay" nơi khu vực này.

Dự án công trình xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện Huế xưa- Huế nay có nhiều sai phạm ở TP. Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Dự án công trình xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện Huế xưa- Huế nay có nhiều sai phạm ở TP. Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho phép Công ty Phú Đạt Gia kéo dài thời gian hoạt động thêm 30 năm, thời hạn thuê đất đến năm 2045.

Căn cứ Quyết định cho thuê đất của ủy ban tỉnh, Sở Tài nguyên - Môi trường Thừa Thiên- Huế đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Ngôi Sao Nhỏ (Công ty Ngôi Sao Nhỏ), công ty này xin nâng cấp công trình Trung tâm tổ chức sự kiện Huế xưa- Huế nay thành công trình dịch vụ ẩm thực cao cấp.

Theo giấy phép xây dựng số 91/GPXD ngày 2/2/2018 của UBND TP.Huế cấp cho dự án, công trình phải thiết kế theo hướng sử dụng giải pháp kiến trúc tường kính chủ đạo, tổ chức trồng cây xanh đan xen vào công trình nhằm tạo điểm nhấn kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên khu vực... Thế nhưng, trong quá trình triển khai thi công, chủ đầu tư đã thực hiện không đúng phương án kiến trúc công trình, trong đó như: Tự tiện xây dựng thêm tầng hầm có diện tích 757m2, thay đổi hình thức kiến trúc bê tông phần phụ làm mật độ xây dựng tăng lên; tự ý xây bờ kè bằng bê tông lấn chiếm không gian mặt nước.

Những sai phạm này, sau đó bị cơ quan chức năng lập biên bản và UBND TP. Huế ban hành quyết định xử phạt hành chính 40 triệu đồng. Vậy mà đến nay vẫn chưa được khắc phục khiến dự luận bức xúc. Nhiều phản ứng trái chiều khi sử dụng phần lớn hệ thống bê tông cốt thép gây mất đi cảnh quan của khu vực con sông Hương.

Chủ đầu tư tự ý xây bờ kè bằng bê tông lấn chiếm không gian mặt nước sông Hương. Ảnh: Tiến Thành.

Chủ đầu tư tự ý xây bờ kè bằng bê tông lấn chiếm không gian mặt nước sông Hương. Ảnh: Tiến Thành.

“Công trình xây dựng sai phép đã phá vỡ cảnh quan thơ mộng nơi khu vực bãi bồi Đập Đá, Cồn Hến của con sông Hương. Đây cũng là địa điểm rất đẹp của thành phố, thu hút nhiều khách du lịch, do đó việc xây dựng mất mỹ quan sẽ làm xấu đi bộ mặt của thành phố” anh Sơn một người dân ở TP. Huế chia sẽ.

Buộc tháo dỡ nhiều hạng mục vi phạm

Liên quan đến công trình xây dựng ở Trung tâm tổ chức sự kiện “Huế xưa- Huế nay”, ông Phan Lê Hiến, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, sau khi có kết luận thanh tra của Sở Xây dựng, ngày 3/4 vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có Công văn số 2720/UBND-XD, thống nhất nội dung kết luận thanh tra. Theo đó, chỉ đạo UBND TP.Huế tiếp tục theo dõi, kiểm tra và xử lý các sai phạm về trật tự xây dựng đã được kết luận.

Việc xây dựng sai phép của công trình đã làm ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan TP. Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Việc xây dựng sai phép của công trình đã làm ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan TP. Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Ngày 28/5/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có công văn yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kết luận thanh tra; Sở KHĐT tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, xử phạt vi phạm hành chính và đề xuất giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án; UBND TP. Huế báo cáo tình hình thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2720/UBND-XD ngày 3/4/2020. Báo cáo của các đơn vị phải gửi UBND tỉnh trước ngày 2/6/2020.

Cũng theo Đại diện Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, hiện các hành vi vi phạm của chủ đầu tư dự án đã được UBND TP. Huế lập biên bản và có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, dừng thi công xây dựng công trình và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, bao gồm cả việc tiến hành thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng. 

Cụ thể: Về hạng mục tầng hầm, chủ đầu tư phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình, bổ sung hạng mục tầng hầm vào hồ sơ thiết kế công trình chính. Về hạng mục bờ kè, chủ đầu tư có trách nhiệm tháo dỡ phần bờ kè lấn chiếm không gian mặt nước trả về hiện trạng cũ, không mở rộng diện tích khu bãi bồi, lấn chiếm diện tích sông và xử lý đảm bảo mỹ quan và tiêu chí xanh theo Văn bản số 321/TB-UBND ngày 07/9/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Đặc biệt, nơi công trình chính, chủ đầu tư phải tuân thủ các chỉ tiêu về quy hoạch như chiều cao công trình, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất theo giấy phép quy hoạch và giấy phép xây dựng được cấp. Có trách nhiệm tháo dỡ phần công trình vi phạm sai phép, đặc biệt là mảng tường trục 9-2 phía đường Hàn Mặc Tử; nghiêm túc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Cùng với đó, phải tiếp tục tháo dỡ phần vi phạm mật độ xây dựng và sai khác về kiến trúc theo bản cam kết số 19/2019/BB-NSN ngày 02/12/2019 của chủ đầu tư.

Ngày 15/4/2020, UBND TP.Huế cũng đã ban hành văn bản số 1613/UBND-TTXD chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện kết luận thanh tra, kiểm điểm rút kinh nghiệm những hạn chế thiếu sót trong tham mưu cấp phép xây dựng, tiếp tục theo dõi xử lý sai phạm.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm