| Hotline: 0983.970.780

Băm nát suối A Lin để xây thủy điện ở Huế: Lãnh đạo tỉnh kiểm tra thực địa và yêu cầu thanh tra

Thứ Sáu 05/07/2019 , 08:47 (GMT+7)

Liên quan đến vụ việc “Băm nát suối A Lin để xây thủy điện” (Báo NNVN đã phản ánh) ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa và yêu cầu lập đoàn thanh tra liên ngành để làm rõ.

Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt

Theo báo cáo UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên- Huế), từ đầu năm 2019 đến nay, đoàn kiểm tra của huyện A Lưới đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn huyện.

08-09-04_nh_2
Suối A Lin bị băm nát vì khai thác cát.

Do dòng suối A Lin chạy dài bắt nguồn từ rừng tự nhiên ra đến khu dân cư, cùng với việc khi xây dựng cụm đầu mối A Lin 3, Công ty CP Thủy điện Trường Phú mở đường vào chân đập. Vì vậy, các đối tượng khai thác cát, sỏi trái phép đã lợi dụng con đường này đi sâu vào rừng, nơi hẻo lánh xa khu dân cư để khai thác cát sỏi, tránh sự kiểm tra của chính quyền.

Qua kiểm tra đã nhiều lần, ngăn chặn đẩy đuổi các đối tượng khai thác cát, sỏi bằng thủ công, trong đó, huyện A Lưới đã ra quyết định xử phạt 2 trường hợp khai thác máy đào với tổng số tiền 75 triệu đồng, cụ thể như xử phạt Công ty THHH Phú Bảo Hân (trụ sở huyện A Lưới) 40 triệu đồng và Công ty TNHH MTV Nam Thúy (trụ sở huyện A Lưới) 12 triệu đồng...

Tiếp đó, đoàn kiểm tra liên ngành huyện còn phát hiện tại suối A Lin có dấu vết do quá trình khai thác cát, sỏi để lại còn rất rõ. Khu vực khai thác chạy dọc theo tuyến sông A Lin thuộc địa phận xã Hồng Trung với chiều dài khoảng 1km, điểm đầu cách chân đập chính A Lin 3 0,5km, điểm cuối đến khu vực lán trông coi nương rẫy của ông Hồ Văn Tuấn (nguyên Trưởng Trạm y tế xã Hồng Trung).

“Qua kết quả kiểm tra, UBND huyện A Lưới nhận thấy việc khai thác cát, sỏi trái phép có quy mô tương đối lớn, địa bàn phức tạp, hẻo lánh. Vì vậy, để làm rõ và xử lý dứt điểm, UBND huyện A Lưới kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN- MT phối hợp với UBND huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của Công ty CP Thủy điện Trường Phú trong hoạt động khai thác cũng như nguồn gốc cát, sỏi được sử dụng để xây dựng công trình đập A Lin 3”, báo cáo nêu.
 

Tỉnh yêu cầu thanh tra

Ngày 2/7, sau khi đi kiểm tra thực tế và nghe báo cáo của UBND huyện A Lưới cũng như chủ dự án (Công ty CP Thủy điện Trường Phú), ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng việc kiểm tra, xử phạt hành chính như đã nói trên của UBND huyện A Lưới vẫn là chưa đủ. Do việc khai thác cát, sỏi trái phép tại sông A Lin có quy mô tương đối lớn, địa bàn phức tạp, hẻo lánh.

08-09-04_nh_1
Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu thanh tra làm rõ việc núp bóng xây thủy điện để khai thác cát lậu.

Vì vậy, để làm rõ và xử lý dứt điểm, cần có sự phối hợp tích cực giữa UBND huyện A Lưới, Sở TN- MT, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) và chủ dự án. Yêu cầu phải làm rõ hơn về khối lượng khai thác, khai thác ngoài phạm vi của mỏ được cấp phép là bao nhiêu, nghĩa vụ nộp ngân sách đến đâu, trách nhiệm của đơn vị khai thác ra sao để có chế tài xử lý cụ thể hơn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã đề nghị Sở TN- MT phối hợp với Cảnh sát môi trường, chính quyền địa phương lập đoàn thanh tra việc thực hiện khai thác cát, sỏi tại khu vực này có đúng theo giấy phép của UBND tỉnh cấp cho Công ty Trường Phú hay chưa, đã khai thác bao nhiêu và sử dụng vào công trình như thế nào.

Thanh tra việc sử dụng khoáng sản của các đơn vị đang thi công, cụ thể việc nhập khoáng sản để thi công phải có chứng từ, hóa đơn rõ ràng, chứng minh nguồn gốc khai thác để có cơ sở xử lý. Đối với phần khai thác ngoài mỏ được UBND tỉnh cấp phép khai thác thì phải thực hiện truy thu, xử phạt.

Đồng thời, đề nghị Công ty Thủy điện Trường Phú báo cáo lại nhu cầu sử dụng vật liệu cát, sỏi từ đây cho đến khi hoàn thành công trình và đề xuất rõ nhu cầu sử dụng. Thủy điện Trường Phú phải nâng cao vai trò trách nhiệm hơn nữa để đảm bảo chất lượng công trình cũng như phát huy vai trò chủ đầu tư, chịu trách nhiệm tổng thể trong việc quản lý khu vực triển khai dự án.

Nếu để tình trạng trên tiếp tục tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng thì tỉnh sẽ có biện pháp đình chỉ, tạm ngưng hoạt động của dự để xử lý.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.