| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Hàng nghìn người đến xem hội đua thuyền Kayak

Chủ Nhật 07/07/2019 , 14:39 (GMT+7)

Ngày 7/7, tại bến thủy Bản Phủng, xã Khuân Hà, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã diễn ra hội đua thuyền Kayak trên hồ sinh thái Na Hang - Lâm Bình. Hội đua đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn du khách.

Lễ hội đua thuyền Kayak huyện Lâm Bình lần thứ II

Tham dự Hội đua thuyền Kayak có 82 vận động viên, của các Câu lạc bộ Kayak trong cả nước. Các vận động viên tham gia thi đấu những nội dung như đôi nam và đôi nam, nữ phối hợp. Đây là lần thứ II huyện Lâm Bình tổ chức lễ hội với quy mô lớn. Kết quả, ban tổ chức trao 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba cho các cặp vận động viên.

Từ rất sớm có hằng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh về đây tham dự hội đua thuyền.

Hội đua thuyền là dịp để huyện Lâm Bình quảng bá hình ảnh du lịch lòng Hồ sinh thái Na Hang – Lâm Bình với du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có lòng hồ rộng khoảng 8.000 ha, núi non hùng vĩ cùng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Năm 2019, huyện Lâm Bình phấn đấu đón trên 36.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 22 tỷ đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh hội đua thuyền Kayak trên hồ sinh thái Na Hang:

Thành viên ban tổ chức kiểm tra các đường đua.
Các đội đua ra sức từ vạch xuất phát.
Với thiên nhiên tuyệt đẹp, hội đua thuyển là dịp để huyện Lâm Bình quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương.
Cọc Vài, điểm nhấn của du lịch Lâm Bình.
Thác Khuổi Nhi cũng là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến Lâm Bình.
Phóng viên báo chí tác nghiệp trên hồ.
Nỗ lực về đích.
Niềm vui chiến thắng.

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Thả 3 con khỉ đuôi lợn về rừng, bảo tồn nguồn gen quý

Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (Vườn Quốc gia Chư Mom Ray) vừa thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn nặng khoảng 7kg về khu rừng tự nhiên để bảo tồn gen quý.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm