| Hotline: 0983.970.780

UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo xử lý vụ thủy điện tự ý tích nước

Thứ Năm 05/11/2020 , 13:14 (GMT+7)

Sau nhiều lần đề nghị của Sở Công thương, UBND tỉnh Kon Tum đã ra văn bản chỉ đạo xem xét xử phạt thủy điện Plei Kần vì tự ý tích nước.

Nhiều lần yêu cầu dừng tích nước nhưng thủy điện Plei Kần vẫn phớt lờ.

Nhiều lần yêu cầu dừng tích nước nhưng thủy điện Plei Kần vẫn phớt lờ.

Vào cuối tháng 9 và tháng 10/2020, công trình thủy điện Plei Kần với công suất 17MW (do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư, xây dựng tại 2 huyện Ngọc Hồi và Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) dù chưa đủ điều kiện và chưa được phép nhưng đã tự ý tích nước làm ngập hoa màu, nhà cửa, đường đi vào khu sản xuất của người dân khiến dư luận rất bức xúc.

Ngay sau đó, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) và Sở Công thương Kon Tum đã yêu cầu dừng tích nước nhưng Công ty này phớt lờ để tích nước.

Quan ngại hơn, công trình thủy điện này còn tích nước trái phép vào đúng thời điểm bão số 9 đổ bộ vào đất liền ngày 28/10. Sau khi đi kiểm tra, ông Huỳnh Minh Chương, Phó Giám đốc Sở Công thương phải thốt lên: “Đề nghị Công ty tôn trọng ý kiến các ngành và chính quyền địa phương không được phép tích nước”. Mặc dù đã chỉ đạo liên tục, nhưng Công ty Tấn Phát vẫn phớt lờ.

Trước sự “ngang bướng” của Công ty Tấn Phát, Sở Công thương đã phải liên tục gửi 2 văn bản lên UBND tỉnh Kon Tum đề nghị xử phạt.

Thủy điện tích nước đã làm ngập đường vào khu sản xuất của người dân.

Thủy điện tích nước đã làm ngập đường vào khu sản xuất của người dân.

Mới đây, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã ký văn bản về xử lý việc tích nước trái phép tại công trình thủy điện Plei Kần.

Cụ thể,  UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở TN-MT kiểm tra, xem xét xử lý hành vi vi phạm về tự ý tích nước; Sở Xây dựng xem xét xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về hành vi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn yêu cầu UBND huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô thường xuyên theo dõi việc chấp hành của thủy điện, nếu tiếp tục phát hiện việc tự ý tích nước thì tiến hành xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý.

UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Công ty Tấn Phát dừng ngay việc tích nước trái phép, chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn tính mạng và tài sản người dân.

Công ty cũng khẩn trương phối hợp với UBND các huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ dân bị ảnh hưởng do tự ý tích nước, thực hiện các cam kết, sớm hoàn thành việc khắc phục cầu đường đi vào khu sản xuất…

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Brazil

Chiều 16/11 (giờ địa phương), tại thủ đô Rio de Janeiro, Thủ tướng đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Cộng hoà Liên bang Brazil.

Hà Nội dự chi gần 38 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất

Theo đề xuất, đối tượng hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do bão số 3 và sau bão.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.